Sống chung với 'net'

Nhiều phụ huynh xem internet như ngáo ộp rình rập con họ Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều phụ huynh xem internet như ngáo ộp rình rập con họ Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Sự phát triển của mạng internet toàn cầu đã đến độ mà ngay cả những người phát minh ra internet cũng phải thừa nhận rằng kiểm soát nó là điều không tưởng. Ứng xử với internet ra sao và giới trẻ cần trang bị những gì để chung sống “hòa bình” với thế giới ảo?
Nhiều phụ huynh xem internet như ngáo ộp rình rập con họ Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều phụ huynh xem internet như ngáo ộp rình rập con họ.
Ảnh: Hồng Vĩnh.

Dưới đây là chuyện xảy ra với hai học sinh ở Đồng Nai. Những câu chuyện tương tự đang diễn ra nơi này nơi kia trong xã hội khiến nhiều bậc cha mẹ coi internet như con ngáo ộp, đe dọa những đứa con của họ.

Cô gái tên Q. A, 18 tuổi, đang là học sinh THPT tại Biên Hòa, Đồng Nai. Cha là giáo viên của một trường THPT có tiếng ở Biên Hòa, mẹ là cán bộ nhà nước.

Lý do Q.A được cha mẹ đưa đến bác sỹ tâm lý là tình trạng thay đổi về hành vi giới tính của cô trong gần một năm nay. Cha Q.A cho rằng, trước đây con ông một cô gái bình thường, sống vui vẻ, hòa đồng, hoạt bát. Tuy nhiên, gần đây em thay đổi rất nhiều, ăn mặc như con trai, luôn có xu hướng hung tính, cáu gắt với gia đình, sử dụng internet quá mức...

Qua tìm hiểu, nhà trị liệu nhận thấy các mối quan hệ trong gia đình bệnh nhân rất lỏng lẻo, ít có sự liên hệ tình cảm với nhau. Bố mẹ Q.A có nhiều bất hòa vì những quan hệ “ngoài chồng ngoài vợ”. Sau này vẫn sống chung nhưng không còn bền chặt. Q.A là con út, và cả cha và mẹ đều cũng không mong muốn sự ra đời của cô bởi đã có đủ “nếp tẻ”.

Năm thi vào cấp 3, Q.A thiếu điểm nên phải học một trường không như mong muốn. Điều này khiến cô chán nản; thêm vào đó, cha mẹ lại luôn mang cô ra so sánh với anh và chị đã rất thành công trong học tập khiến cô rất khó chịu, mối quan hệ với gia đình càng khó khăn hơn.

Cô cho bác sỹ hay mình thường xuyên sử dụng internet từ năm lớp 10. Khoảng 4 tháng trở lại đây, một ngày Q.A có thể lên mạng đến 6 -8 tiếng. Trốn học để vào các phòng internet là chuyện bình thường.

Đặc biệt, cách đây một năm, qua chat, Q.A làm quen với một số bạn gái đồng tính ở TPHCM. Việc trao đổi ẩn danh giúp cho nhóm trên mạng của cô dễ dàng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, cởi mở bộc lộ bản thân hơn. Việc offline (gặp nhau ngoài đời thực) diễn ra thường xuyên, ban đầu chỉ là đi uống cà phê, đi chơi. Dần dần, các em cặp thành đôi và chia sẻ cảm xúc với nhau như những người yêu nhau thực sự.

Q.A cho rằng, mình và “ bạn gái” đã từng có những hành vi giới tính như hôn nhau, vuốt ve... và đều mang lại cảm xúc. Chính vì điều đó, em đang rất băn khoăn rằng không biết mình có phải là người thuộc “ giới tính thứ 3” hay không? Em nói thấy nhớ và rất yêu “ bạn gái” của mình.

Tuy nhiên, khai thác tiền sử, bác sỹ nhận thấy Q.A phát triển bình thường từ nhỏ đến lớn, chỉ gần đây mới có những biểu hiện lạ...

Thỏ đế ngoài đời, anh hùng trên “net”

Trần Anh T. là nam sinh lớp 8. T. có một em trai và một em gái nuôi, đang sống cùng bố mẹ tại Hố Nai 1, Biên Hòa, Đồng Nai. Cậu được mẹ đưa đi khám bệnh với lý do: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, buồn rầu, căng thẳng, hay cáu gắt, học tập sa sút.

Điều kiện kinh tế gia đình T. trước đây có khó khăn nhưng hiện nay đã ổn định. Tiền bạc chủ yếu do mẹ làm ra. Cha cậu suốt ngày nhậu nhẹt, không làm ăn gì, nhiều khi còn ăn trộm tiền đi uống rượu. Gia đình luôn bất hòa. Ba mẹ T. ly thân 8 năm nay sau khi sinh đứa con thứ hai. Hai người đã nhiều lần ra tòa để giải quyết ly hôn nhưng ba T. chưa đồng ý với lý do sợ con cái khổ.

Bà mẹ nói T. là một bé trai nhút nhát ở nhà, ít tham gia các hoạt động xã hội, ngoan và biết nghe lời. Trước đó 8 tháng, bà giúp việc nhà kêu mất quần lót và mẹ cậu cũng thấy mình bị mất một số quần lót. Lúc đầu, mẹ T. chỉ nghĩ chồng lấy hoặc chuột tha, do vậy không để ý.

Tuy nhiên, gần đây khi được nhà trường mời đến làm việc vì tình trạng học hành sa sút, thậm chí điểm số của T. rất thấp, không đủ lên lớp, hay đánh nhau và bỏ giờ học thì mẹ cậu mới hoảng hốt và lo sợ. Theo dõi hành vi hằng ngày, mẹ T. còn hốt hoảng hơn bởi biết cậu thủ dâm nhiều trong một ngày (2 - 3 lần), thậm chí lấy quần lót của mẹ và người giúp việc thủ dâm.

Bà mẹ kể, các dấu hiệu, triệu chứng xuất hiện từ trước đó một năm và ngày càng gia tăng. Lúc đầu nam sinh lớp 8 này chỉ hơi mệt mỏi, ăn không ngon miệng... Dần dần các dấu hiệu ngày càng tăng như hay đau đầu, chán nản, suy nhược, mất ngủ, hay lo lắng và bỏ học nhiều hơn.

T. cũng thừa nhận với bác sỹ, em thường xuyên thủ dâm, việc đó làm em cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và căng thẳng nhưng vẫn không bỏ được. Qua các buổi chia sẻ, bác sỹ nhận thấy T. sử dụng internet quá mức. Cậu bắt đầu sử dụng internet từ trước đó hơn một năm. Lúc đầu, cậu chỉ chơi trò chơi trực tuyến. Tuy nhiên, các trò chơi ngày càng cuốn hút em với các hình ảnh gợi dục và tương tác trực tuyến.

Bên cạnh đó, khi lên mạng, cậu được tán gẫu với bạn bè, được thoải mái chửi bậy, được bạn bè tôn trọng vì thành tích chơi game. Từ đó T. bắt đầu bỏ học và nói dối bố mẹ, nhà trường về việc này. Cách đây nửa năm, T. được mẹ cho lắp đặt hệ thống internet tại nhà.

Thời lượng sử dụng internet ngày càng tăng: từ 6 tháng nay, mỗi ngày cậu sử dụng internet 5 giờ. T. cho biết, do xem các phim tình dục trên internet, cậu bị kích thích và không thể ngừng thủ dâm. Và rồi cậu nảy sinh ý định dùng các vật khác nhau để kích thích ham muốn của mình. Dần dần, cậu đã lấy trộm quần lót của mẹ và người giúp việc để thực hiện hành vi thủ dâm.

Bác sỹ Lê Minh Công (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2), người điều trị cho hai bệnh nhân nói trên, cho rằng, nếu thiếu đi sự ấm áp, gần gũi trong gia đình, thiếu sự hướng đạo của người lớn, người vị thành niên rất dễ rơi vào những cám dỗ “ ngoài luồng”, xuất hiện nhan nhản trên mạng.

Bài cuối: Internet không phải là ngáo ộp

Xuân Thủy
Bài có sử dụng tài liệu của Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố- Đồng Nai

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.