Thêm cớ gẫm tiếp Kim Lân

Một góc Kim Lân
Một góc Kim Lân
TP - Ngày lạnh Hà Thành lòng chợt ấm khi tiếp được cái giấy mời dự Lễ khánh thành nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân tại 35 ngõ 424 phố Trần Khát Chân, Hà Nội. Đứng ra mời là dòng chữ Các con nhà văn Kim Lân.

Nhà lưu niệm không phải tọa lạc tại số 6 Hạ Hồi nơi cư ngụ của gia đình nhà văn Kim Lân cả thảy 7 người từ năm 1958. Cũng chẳng phải ở làng quê gốc Kinh Bắc...

Có lẽ đoạn thổ trạch, nhà văn Kim Lân hơi bị lận đận? Cơ ngơi ở làng Phù Lưu Kinh Bắc hơi bị hoành tráng. Ông thân có ba vợ. Bà hai không có con, bà ba là bà nội của những họa sĩ tài danh Nguyễn Thị Hiền, Thành Chương, Mạnh Đức, Từ Ninh, Việt Tuấn... bây giờ.

Nhà của cụ thân khá bề thế. Nhà chính 2 tầng, bên phải là 5 gian mái ngói, bên trái là nhà 3 gian, có vườn, bếp, bể nước mưa...

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền phác qua khúc lận đận ấy thế này: Bác trai cả con bà cả mất, bác dâu và 2 con ở cả dinh cơ. Sau đó người ở quê đã bán nhà mà không hỏi chú ruột, lúc ấy bố tôi đang sống. Ông chẳng giận cháu, dù ông là người có quyền nhất với nhà tổ.

Hiện cơ ngơi chỉ còn mảnh đất nhỏ lọt giữa các khoảnh đã bán, không lối vào. Chúng tôi tiếng là người làng Phù Lưu mà về quê không còn nhà. Chị em tôi muốn mua lại một phần ngôi nhà đã bị bán, mở thông với mảnh đất lọt giữa kia làm nhà lưu niệm và thờ cúng ông bà, cha mẹ. Nhưng để làm được việc đó chắc cũng khó khăn lắm.

Người ta vẫn nói là người mẹ thường tìm hình ảnh của mình ở con trai, người cha ở con gái? Phải vậy không mà từ khi cụ Kim Lân mất, con gái cả, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền đã đôn đáo tìm dựng ngôi nhà lưu niệm cho cha mà chị vẫn nói là tạo dựng một góc Kim Lân?

Mấy chị em ôn lại cái đoạn nhỡ nhàng để xổng mất ngôi nhà số 6 Hà Hồi sang tay chủ khác ít lâu sau người cha qua đời. Ngôi nhà gần 40m2 trong cái ngõ Hà Hồi mà cụ ông cụ bà Kim Lân gắn bó với 7 người con suốt từ năm 1958. Ôn lại để tặc lưỡi một chút tiếc xót với nhau thế thôi chứ ai chì chiết gì ai!

Để mà dấn thêm quyết tâm phải dựng cho cha cái nhà lưu niệm tại nhà ở phố Trần Khát Chân của chị Hiền. Cũng nói thêm chút, người con gái cả cụ Kim Lân sống ở Sài Gòn. Ngôi nhà ở Trần Khát Chân chị mua chưa lâu. Mỗi lần ra Bắc, tiếng là về quê mà chả có nhà. Chị em kiến giả nhất phận. Chả nên phiền ai. Nhà ấy để chị em tụ họp mỗi lúc chị ra. Giờ nới thêm một không gian một góc Kim Lân cho thêm ấm!

Góc ấy là nơi trưng những vật mọn như bộ quần áo cũ, sách vở, tranh ảnh những chai lọ điếu cày cùng những bút tích hiếm hoi của nhà văn. Ấm cái nơi chị em trong nhà tụ họp. Ấm nữa là nơi những bạn đọc những ai muốn có dịp soi gẫm thêm nhà văn tài năng độc đáo của nước Nam này...

Một góc Kim Lân
Một góc Kim Lân.

Những lần tụ họp như thế khiến những mái đầu bạc lẫn hoa râm trưởng nữ cùng thứ nam của cụ Kim Lân chung một nhịp gật rằng, chả nên làm cái việc di dời góc Kim Lân lên biệt phủ Thành Chương. Biệt phủ Thành Chương, thiên hạ đều tường nó như là một địa chỉ văn hóa của nước Nam.

Nếu mạo muội quy thóc thì không biết bao nhiêu ngàn vạn cây vàng mà nói. Mà cụ Kim Lân, nhà văn của những thân phận tối tăm, vòng tay từng ấp iu những Vợ nhặt; anh cu Tràng... chẳng thể nghênh ngang trên biệt phủ được.

Nhà lưu niệm là một cách nói. Nhưng tôi vẫn ưng góc Kim Lân hơn? Những vật mọn mà chị Hiền và các em qua mấy năm đã gom nhặt tìm tòi mới được trưng tập về đây, tất nhiên chưa thể bầy nên một thứ to tát như bảo tàng gọi thế cụ mắng cho chết.

Thoáng trực quan những bộ nâu mộc, đôi guốc gỗ, cái bình gốm đựng điếu cày, những tấm ảnh đen trắng, vài cái vỏ chai vv... toát lên những tính cách cùng tiết tháo của một danh nhân đã khuất. Mà những trực quan ấy, những hiện vật cụ thể trông thấy ấy như nối thêm bao điều gợi với gẫm!

Cứ như tôi thấy đang còn thiếu những thứ này vật nọ, mà những thứ ấy có lẽ chả bao giờ tầm được để sung vào góc Kim Lân? Chả hạn như vỏ cái chai Bách Lan địa mà năm xa ấy cụ bà Kim Lân đã kể cho chúng tôi nghe.

Ấy là cái năm những Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng phải đều đặn ôm cặp xuống Thái Hà ấp ngồi với nhau để tự kiểm thảo. Căng và có nhiều bữa buồn...

Để “giải tỏa” Kim Lân chủ động lần thì chủ chi nhưng đa phần Nguyễn Tuân, Tô Hoài và Nguyễn Huy Tưởng “gánh’’ phần chủ chi hôm thì đủ các cặp ông bà, đận thì chỉ các ông với nhau mỗi tháng một hai lần chi đó kéo nhau lên mấy hiệu ăn Tàu gần rạp Quảng Lạc hoặc ở quãng phố Tạ Hiện.

Sau này, người còn người mất lâu lâu vẫn giữ cái nếp “tụ” ấy nói như chữ ông Nguyễn Tuân là những buổi họp! Tôi nhớ cái giọng khẽ khàng như thầm thì của cụ bà Kim Lân “cái nhà ông này đến là bạo giọng. Đi đưa ma Vũ Trọng Phụng mà ông ấy bảo là họp!

Cũng một lần “họp" đầu những năm sáu mươi ấy ông Nguyễn nhân sự ngà ngà rút bút dạ ra và đưa cái vỏ chai Bạch lan địa (một thứ rượu Tàu) bảo Nguyên Hồng, Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng và các bà vợ ký vào đó. Tôi giữ cái chai cho đến những năm tám mươi rồi thì không biết lạc đâu mất...”.

Xa hơn cụ bà kể cho nghe có những lần “họp" ở chiến khu hồi chống Pháp, lần có cả cụ Ngô Tất Tố, lại có lần Tố Hữu cũng “dự” nữa. Lần “họp” có mặt Nam Cao là bà nhớ đậm hơn vì cuối buổi Nam Cao đã đốt ba chương bản thảo của một cuốn tiểu thuyết đang viết dở! Tại sao đốt? Chuyện này tôi sẽ hầu bạn đọc vào một dịp khác. Than ôi, thử gẫm lại các nhà viết của ta bây giờ dám đoạn tuyệt với những điều dở hơi ngớ ngẩn của mình bằng lửa phỏng đã được mấy người?...Mà đâu rồi cái áo khoác ngả màu nước dưa cụ Kim Lân lòe xòe bữa thanh minh năm ấy? Năm ấy là 2003, người nhà đưa tôi lời nhắn của cụ Kim Lân qua điện thoại Ngày kia lúc mười một giờ anh đến nhà tôi có tí việc ...

Đến ngõ Hạ Hồi, ngó vào cái buồng con ba thước vuông thấy vắng hoe mà gian bên trong cũng vậy. Anh con trai cụ từ nhà trong đi ra “Ấy, thày em đợi mãi. Các cụ đang ở bên này cả...”. Bên này tức là nhà hàng ăn ngay bên hông xóm Hạ Hồi.

Còn các cụ là những ai vậy? Không tiện hỏi nên tôi cứ sải chân lên gác hai nhà hàng Restaurant Hạ Hồi. Oà ra trước tôi, quây quanh cụ Kim Lân là các đấng: Nhà văn Tô Hoài, thi sĩ Hoàng Cầm, đạo diễn Trần Vũ, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đại, cây phê bình Trung Sơn và hai nhạc sĩ Huy Du và Phó Đức Phương cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán.

Có lẽ chỉ có tôi và cô Khánh Hạ ở đoàn quan họ là bé tuổi nhất... Là lâu lâu tụ với nhau cho nó vui chứ việc viếc gì… Cái phát vào vai thân thiết và chất giọng lào phào quen thuộc của cụ Kim Lân.

Để “tụ" để “họp” được với nhau cái đám này, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đại nói nhỏ, hình như mỗi “tiên chỉ’’ Kim Lân có duyên ấy? Lúc thì cụ chủ trì, lúc thì người khác góp với cụ chủ chi...

Như bữa nay thì cụ chủ trì lẫn chủ chi. Rồi Hồ tiên sinh lại hào phóng ban câu tiếng tây đại ý, ăn cái gì, ngồi ở đâu không quan trọng mà ngồi với ai mới là cả một vấn đề!

Bữa được hầu các đấng tiết thanh minh năm 2003, tôi nhớ kéo đến lưng nửa buổi chiều. Cái áo khoác ngả sắc nước dưa của cụ Kim Lân ấy, nếu được lưu lại góc Kim Lân này thì quý quá? Và cả cái vỏ chai Xmianop bữa ấy nữa chứ?

Nhưng nếu chỉ có thế, kể cả những tấm hình của Nguyễn Đình Toán, cần và quý thật nhưng khó mà toát yếu vẻ nhã cùng nhu nhưng có sức công phạt hướng dẫn của một thủ lĩnh Kim Lân mà lần đầu tôi có cái may chứng kiến. Hình như những tố chất ấy đã bầu nên một cái duyên Kim Lân như hồi nãy tiên sinh Hồ Ngọc Đại đã thầm thì?

... Mà đâu rồi cái áo khoác ngả màu nước dưa cụ Kim Lân lòe xòe bữa thanh minh năm ấy? Năm ấy là 2003, người nhà đưa tôi lời nhắn của cụ Kim Lân qua điện thoại Ngày kia lúc mười một giờ anh đến nhà tôi có tí việc ...

Ngó thêm chút các ngóc ngách góc Kim Lân, tôi vẫn chưa thấy ló ra bài văn được điểm 10 khi thi đại học phân tích Vợ nhặt năm 2005. Bữa ngồi với chúng tôi, cụ Kim Lân đã rên lên rằng chưa có nhà phê bình nào phát hiện ra chữ hiếu của anh cu Tràng như cô học trò Trang này cả!

Và trước một ý kiến ca cẩm là cô bé này được điểm 10 văn nhưng lại vào trường kinh tế quốc dân (ĐHKTQD), cụ Kim Lân đã cười vui rằng, qua tìm hiểu, cụ biết, hoàn cảnh gia đình cháu Trang rất khó khăn.

Trước mắt, vào ĐHKTQD sau này có điều kiện đỡ đần gánh nặng cho cha mẹ về kinh tế, như vậy cháu Trang là người rất có hiếu! Về lâu dài những người với tố chất nhân văn như thế thì làm người tốt là được lắm rồi, hà cớ chi cứ phải bập vào cái nghề chữ nghĩa?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.