Tìm tiền giúp Việt Nam xử lý dioxin, rà phá bom mìn

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro (phải) và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo chiều 8 - 6. Ảnh: Đ.P
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro (phải) và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo chiều 8 - 6. Ảnh: Đ.P
TP - Chiều 8-6 tại Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew J. Shapiro và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh họp báo sau khi kết thúc cuộc Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng lần 3 giữa Việt Nam và Mỹ mà hai ông đều là trưởng đoàn.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro (phải) và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo chiều 8 - 6. Ảnh: Đ.P
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro (trái) và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại cuộc họp báo chiều 8 - 6. Ảnh: Đ.P.

Cuộc đối thoại nói trên diễn ra vào thời điểm hai nước đang kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Thứ trưởng Phạm Bình Minh nói trong 15 năm qua, kim ngạch thương mại Việt-Mỹ tăng từ mức vài trăm triệu USD lên 15 tỷ USD năm ngoái. Ông bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam-Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa không chỉ trong lĩnh vực kinh tế thương mại mà trên tất cả các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, chính trị, an ninh, quốc phòng, không chỉ trong quan hệ hợp tác song phương mà cả hợp tác tại các diễn đàn đa phương.

Thông cáo báo chí chung về cuộc đối thoại này nói rằng, Đối thoại Chính trị- an ninh-quốc phòng Việt Nam-Mỹ năm 2010 đã góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng phấn đấu vì một khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, an ninh. Hai bên cho rằng sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ nhằm góp phần giải quyết những thách thức đối với an ninh khu vực và toàn cầu là bước phát triển tự nhiên của quan hệ giữa hai nước.

Các đại biểu tham gia cuộc đối thoại năm nay trao đổi về nhiều lĩnh vực mà hai nước đã hợp tác và cả những lĩnh vực hai bên có triển vọng hợp tác. Hai bên đã thảo luận tình hình an ninh khu vực và toàn cầu, chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thiên tại, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, các chuyến thăm của tàu hải quân và hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế.

Trả lời câu hỏi “trong cuộc đối thoại, những nội dung cụ thể nào liên quan việc giải quyết hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro nói: Chúng tôi được nghe ý kiến đầy đủ và toàn diện của phía Việt Nam về tác động của chất độc da cam. Từ năm 2001, Mỹ bắt đầu hợp tác với Việt Nam về vấn đề dioxin. Từ năm 2007, Quốc hội Mỹ dành 9 triệu USD để giúp giải quyết vấn đề này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những cách thức mang tính xây dựng để làm việc cùng nhau nhằm đảm bảo môi trường ở Việt Nam được tẩy độc cũng như giúp đỡ những người tàn tật Việt Nam, kể cả việc tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung cho các dự án liên quan đến chất dioxin. Chúng tôi đã có kế hoạch hoạt động cho tới năm 2011 và đang rất trông đợi tiếp tục được cùng làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam để đạt nhiều tiến bộ hơn nữa trong vấn đề chất độc dioxin.

"Chúng tôi được nghe ý kiến đầy đủ và toàn diện của phía Việt Nam về tác động của chất da cam" - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew J.Shapiro 

Về câu hỏi liên quan đến việc rà phá bom mìn, ông Shapiro nói: Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp 3,5 triệu USD năm nay cho việc rà phá bom mìn ở Việt Nam. Ông cũng nói rằng phía Mỹ sẽ tìm kiếm thêm những nguồn tài chính khác để giúp Việt Nam giải quyết vấn đề bom mìn. Trợ lý Ngoại trưởng Shapiro tỏ rõ xúc động khi được biết về một số mất mát về người do bom mìn của Mỹ còn sót lại ở Việt Nam. Ông cho biết sẽ mang về Washington D.C hình ảnh về những nạn nhân và tìm kiếm nguồn tài trợ mới để có thể giúp Việt Nam trong rà phá bom mìn.

Ông Phạm Bình Minh cho biết: Trong cuộc đối thoại Việt Nam-Mỹ lần này, hai bên có trao đổi việc Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc. Phía Việt Nam có nhắc lại tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2007 rằng Việt Nam đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để có thể tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình khi điều kiện cho phép.

MỚI - NÓNG