Nhật Bản chế bột khử bụi phóng xạ

Robot đo phóng xạ trong lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima số 1 Ảnh: Kyodo
Robot đo phóng xạ trong lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima số 1 Ảnh: Kyodo
TP - Một nhà hóa học Nhật Bản vừa tạo ra loại bột có thể hút và làm kết tủa bụi phóng xạ lẫn trong nước. Sản phẩm được dùng để khử ô nhiễm phóng xạ trong nước ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1.

> Nhật Bản: Độ phóng xạ trong tòa nhà lò phản ứng vẫn cao

Robot đo phóng xạ trong lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima số 1 Ảnh: Kyodo
Robot đo phóng xạ trong lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima số 1.
Ảnh: Kyodo.

Giáo sư Tomihisa Ota (Trường Đại học Kanazawa) hợp tác với Cty xử lý ô nhiễm môi trường Kumaken Kougyou (Nhật Bản) tạo ra loại bột siêu trắng (trắng hơn màu trắng thông thường) có khả năng khử các chất phóng xạ như iodine, cesium, strontium…

GS Ota cho biết, bột là hỗn hợp nhiều loại hóa chất và khoáng chất, trong đó có zeolite. Trong phòng thí nghiệm, GS Ota hòa tan 1,5 gram bột trắng vào 100 ml dung dịch cesium nồng độ từ 1 đến 10 phần triệu. Chỉ trong thời gian ngắn, bột trắng đã khử gần 100% cesium trong nước. Thí nghiệm với iodine và strontium cho kết quả tương tự.

Bột trắng có thể khử bụi phóng xạ Ảnh: Kyodo
Bột trắng có thể khử bụi phóng xạ. Ảnh: Kyodo.

Giáo sư Ota cho biết, iodine, cesium và strontium mà ông dùng trong các thí nghiệm không phải là chất phóng xạ nhưng tính chất hóa, lý của chúng về cơ bản không khác nhiều so với các chất này ở dạng phóng xạ nguyên tử.

Giáo sư Ota nói rằng, sản phẩm của ông có thể được sử dụng để khử các chất phóng xạ tan trong nước vì thành phần cơ bản của cesium, strontium và iodine phóng xạ vẫn mang những thuộc tính cơ bản của ba hóa chất đó, bất kể chúng ở dạng phóng xạ nguyên tử hay dạng thông thường.

Tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1, bột trắng của Giáo sư Ota được hòa vào nước nhiễm xạ nồng độ 10 phần triệu. Thực tế đã chứng minh thứ bột trắng này có khả năng khử iodine phóng xạ ở cả nồng độ 100 phần triệu. Bên trong các tòa nhà lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy còn nhiều nước bị nhiễm xạ nặng.

Đ.P
Theo Kyodo News, The Japan Times

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG