Ba định hướng ưu tiên của ASEAN

Ba định hướng ưu tiên của ASEAN
TP - Nhân kỷ niệm 44 năm Ngày thành lập ASEAN (8-8), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thông điệp gửi đến chính phủ và nhân dân các nước ASEAN cùng các nước đối tác, bạn bè của ASEAN. Tiền Phong trích đăng một phần thông điệp này.

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG:

Ba định hướng ưu tiên của ASEAN

Điểm danh tàu 'khủng' của Hải quân ASEAN
> Hợp tung, liên hoành

ASEAN ngày nay đã thực sự là một nhân tố quan trọng và không thể thiếu đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối thoại, (Tiếp theo trang 1)

hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương. Vui mừng trước những bước phát triển to lớn của ASEAN, song chúng ta cũng nhận thức rõ những khó khăn và thách thức đang đặt ra. Do đó, trong thời gian tới, ASEAN cần phải tiếp tục nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa, nhất là trên các định hướng ưu tiên chính như sau:

Một là, đoàn kết và tập trung các nỗ lực để hoàn thành hiệu quả và đúng tiến độ các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN từ nay đến năm 2015; nâng cao hơn nữa “văn hóa thực thi” và triển khai hiệu quả các kế hoạch đã đề ra ở cả cấp độ quốc gia và khu vực.

Hai là, tiếp tục phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực; nhất là phát huy hiệu quả của các cơ chế, công cụ hợp tác ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN.

Ba là, tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác, đi đôi với việc củng cố và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác ở khu vực và trong cấu trúc khu vực đang định hình, nhằm đẩy mạnh hợp tác vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, cũng như ứng phó có hiệu quả với các thách thức đang đặt ra.

Hợp tác ASEAN luôn là một bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”.

Với tinh thần chủ động, tích cực và trách nhiệm, phát huy những kết quả to lớn đã đạt được trong năm đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã và sẽ luôn tích cực đóng góp nhằm xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết, vững mạnh, ngày càng có vai trò và vị thế quan trọng ở khu vực và quốc tế, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Chinhphu.vn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.