Người nghèo ở Ethiopia ăn lá cây để sống

Người nghèo ở Ethiopia ăn lá cây để sống
TPO - Cuộc điều tra bí mật do tổ chức báo chí thế giới kết hợp với BBC Newsnight vừa đưa ra nhiều dẫn chứng về việc chính phủ Ethiopia đang cắt giảm hàng tỷ USD trong chương trình hỗ trợ phát triển đất nước. Nhiều người dân nghèo không có lương thực, đang phải ăn lá cây để sống.

Đến thăm ngôi làng ở phía nam Ethiopia với khoảng 1.700 người lớn. Toàn bộ người dân không muốn cho phóng viên biết tên vì sợ bị chính phủ trả thù. Hai tuần trước, năm người lớn và 10 đứa trẻ bị chết đói (nhiều nơi, gần như cả làng chết đói). Những người dân ở đây đang ăn lá cây để sống.

Trong gia đình của một phụ nữ giấu tên, những đứa trẻ nằm trên sàn, ruồi bâu quanh miệng. Dường như, chúng không còn sức đứng dậy. Bốn ngày nay, gia đình phụ nữ này không có gì ăn.

“Chúng tôi sống ngày này qua ngày khác bằng sự ban ơn của Chúa trời. Chúng tôi chỉ chờ đến ngày có thu hoạch thôi. Bây giờ, nếu chúng tôi có được một bữa cơm, chúng tôi sẽ tồn tại cho đến ngày thu hoạch".

Tìm đến một ngôi làng khác cách đó 30 km, câu chuyện tương tự cũng xảy ra. Yenee, một phụ nữ cùng bảy người con đang sống bằng cách ăn xin, ăn lá cây và lượm đồ bỏ đi từ những thùng rác ở thị trấn gần đấy.

“Chúng tôi đã bị bỏ rơi. Chúng tôi đang rơi vào tuyệt vọng. Chúng tôi không biết bây giờ mình đang sống hay chết” - Bà Yenee cho biết.

Hai ngôi làng khác cách đó 19km, người dân cũng đang trong tình trạng tuyệt vọng mà không có bất cứ sự trợ giúp nào.

Công cụ chính trị

Các quan chức địa phương thường xuyên từ chối những khoản trợ cấp của chính phủ, cũng như các hoạt động xã hội ở nông thôn nghèo trong việc ủng hộ phe đối lập.

Theo một thành viên của phe đối lập tại địa phương này, những người dân không nhận được bất cứ viện trợ do không bỏ phiếu ủng hộ Đảng cầm quyền Mặt trận Dân chủ Nhân dân Kháng chiến (EPRDF).

Một người đàn ông cho biết, ông bị tẩy chay khỏi làng vì không ủng hộ EPRDF. “Chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm chính trị của mình nên chúng tôi đã không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào, từ hạt giống đến phân bón” - người này cho hay.

Còn người nông dân ở Amhara tiết lộ: “Những nhà lãnh đạo đảng cầm quyền đã tuyên bố với chúng tôi rằng, họ là lực lượng duy nhất ở Ethiopia. Nếu không ủng hộ, họ sẽ bị cắt các khoản cứu trợ, kể cả lúc cứu trợ khẩn cấp”.

Chính phủ liên bang và khu vực Ethiopia đang kiểm soát việc phân phối viện trợ ở Ethiopia. Giáo sư Petros Beyene, phó chủ tịch diễn đàn Dân chủ liên bang Ethiopia cho biết, nguồn viện trợ không được phân chia theo nhu cầu của người dân mà do chính phủ tự chia.

“Hầu hết các khoản viện trợ đều thông qua các kênh chính phủ. Các nguồn lương thực trợ cấp chỉ đến tay những người ủng hộ đảng cầm quyền EPRDF. Chính sự phân biệt chính trị đã đẩy người dân đến bần cùng”, một quan chức địa phươnng giấu tên cho biết.

Một cụ già Ethiopia đang cần được cứu trợ. Ảnh: Reuters
Một cụ già Ethiopia đang cần được cứu trợ. Ảnh: Reuters.

Trách nhiệm

Sau những chứng cớ mà BBC Newsnight đưa ra, Bộ trưởng phát triển Quốc tế tại Anh, ông Stephen O’Brien cho hay: "Chúng tôi có tất cả những bằng chứng để khẳng định chính phủ Ethiopia đã vi phạm nhân quyền trong việc cứu trợ 30 người dân thoát khỏi nghèo đói. Chúnng tôi muốn chính phủ Ethiopia có trách nhiệm trong việc giải trình vấn đề này”.

Tuy nhiên, đại sứ quán Ethiopia tại London cho biết: “Chính phủ Ethiopia bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc về việc thực hiện các vụ tra tấn, giết người vô tội. Lực lượng Quốc phòng Quốc gia Ethiapia luôn hiểu được trọng trách phụng sự nhân dân”.

214,3 triệu bảng Anh là số tiền mà chính phủ Anh viện trợ cho Ethiopia trong năm 2009- 2010 thuộc kế hoạch tăng trưởng và phát triển đất nước trong vòng bốn năm. Nhưng những thách thức trong nền chính trị Ethiopia đã tạo ra tiếng nói không hay cho nguồn viện trợ của Anh.

Phát biểu trên Newsnight, đại sứ Ethiopia, ông Abdirashid Dulane cho biết sẽ quyết tâm điều chỉnh lại những quy định của pháp luật và nhân quyền, quyền dân chủ theo đúng hiến pháp và pháp luật Ethiopia đã đề ra.

Hiện nay, cùng với Somalia, Ethiopia nằm trong một trong những nước nghèo nhất thế giới đang hứng chịu đợt hạn hán gay gắt nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

Nguyễn Thủy
Theo BBC, Guardian

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".