Thế khó của ông Obama

Thế khó của ông Obama
TP - Chuyện một máy bay không người lái của Không quân Mỹ bị “hạ” trên đất Iran đang đẩy tổng thống Mỹ Barack Obama vào một thế khá khó.

Iran điều khiển được máy bay không người lái của Mỹ
> Mỹ yêu cầu Iran trả máy bay do thám

Rõ ràng là chiếc máy bay RQ-170, với nhiệm vụ không nói ra thì ai cũng biết là thu thập thông tin tình báo, đã vi phạm không phận Iran khi bị phát hiện tại một địa điểm sâu trong lãnh thổ Iran tới 300km.

Tất nhiên, Mỹ không thiếu động cơ để tiến hành do thám các hoạt động của chính quyền Tehran nhưng hành vi do thám, xâm nhập trái phép vào một nước khác là vi phạm pháp luật quốc tế, dù việc này rất phổ biến.

Trong hoàn cảnh này, Mỹ cực chẳng đã phải lên tiếng đề nghị Iran “hoàn trả” chiếc máy bay, vẫn còn nguyên vẹn dù từ chối đưa ra lời giải thích. Có thể xem đây là bước Washington thăm do ý tứ của Tehran vì chắc chắn người Mỹ hiểu rằng phía Iran không dễ gì nghe theo.

Mà phía Iran xem ra đang chờ đợi một lời xin lỗi chính thức từ phía Mỹ, điều mà Washington không hề muốn, trong bối cảnh quan hệ của Mỹ và đồng minh Israel với Iran đang nóng lên từng ngày với những tuyên bố cứng rắn.

Chẳng thế mà dù phía Iran nói đã “dùng kỹ thuật điện tử, thâm nhập vào hệ thống điều khiển của chiếc RQ-170 để “hạ” nó mà không gây ra bất cứ hỏng hóc, xây xát nào, lời tuyên bố được một số người xem là “ít có khả năng xảy ra” và mang nặng tính sỉ nhục đối với không quân Mỹ, chính quyền Washington vẫn “im re”.

Và nếu muốn “bào chữa” cho chuyện chiếc máy bay, Mỹ phải trưng ra bằng chứng cho thấy Iran đang chạy đua để sở hữu vũ khí hạt nhân, tài trợ khủng bố, gồm cả việc ám sát chính trị ở Mỹ như đã từng cáo buộc, tài trợ cho phiến quân ở Iraq. Nhưng những việc này không hề đơn giản.

Vì thế Tehran cũng không việc gì phải nhún vì họ đang có con bài tốt trong tay và thêm nữa, một sự việc tương tự từng xảy ra cách nay chưa lâu để họ có thể “soi” vào đó nhằm “ra giá” tốt hơn. Hồi năm 2001, một chiếc máy bay do thám có người lái của Mỹ đi vào không phận Trung Quốc đã phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam sau khi va chạm với một máy bay chiến đấu của nước này. Phi công Vương Vỹ được nói là đã thiệt mạng. Trong vụ đó, chính quyền Mỹ đã gửi thư đến Bắc Kinh, tỏ ý “lấy làm tiếc” về vụ việc.

Nếu lần này không đưa ra lời xin lỗi cho một hành vi rõ ràng là vi phạm luật pháp quốc tế, khác nào chính phủ Mỹ thừa nhận khả năng Iran sẽ có lý do để “thoải mái hơn” khi tiến hành các hoạt động do thám ở Mỹ. Thêm nữa, một siêu cường như Mỹ, luôn đóng vai trò như họ tự nhận là “bảo đảm hòa bình thế giới” thì không thể tỏ ra coi thường pháp luật quốc tế được.

Chính vì rơi vào cái thế khó ấy, có vẻ những gì Washington sẽ làm tiếp theo hứa hẹn nhiều chuyện thú vị.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.