Lựa chọn và bảo quản thực phẩm ngày Tết

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm ngày Tết
Nếu không biết cách bảo quản, rất có thể hàng đống thực phẩm gia đình bạn tích trữ ngày Tết sẽ phải đổ bỏ.

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm ngày Tết

Nếu không biết cách bảo quản, rất có thể hàng đống thực phẩm gia đình bạn tích trữ ngày Tết sẽ phải đổ bỏ.

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm ngày Tết ảnh 1


Không nên mua dự trữ nhiều

Đề phòng ngày đầu năm đắt đỏ, nhiều gia đình đã ra chợ khuân hàng đống thực phẩm về tích trữ. Bà Quỳnh Hoa, chuyên gia tư vấn ẩm thực của Trung tâm tư vấn Văn hoá nghệ thuật ăn uống Hà Nội khuyến cáo chị em không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm vì khi chưa dùng hết, đồ ăn bị hỏng vừa không ngon, vừa lãng phí.

Cũng theo bà Quỳnh Hoa, trước Tết các gia đình chỉ nên dự trữ vài củ su hào, cà rốt để nấu những món canh nhẹ hoặc làm nộm; 1-2 cái súp lơ xanh hoặc trắng, ít nấm tươi, nấm khô, mộc nhĩ để nấu với nước luộc gà xé, nước xương, xào hoặc cho vào canh bóng. Nên mua dự trữ tỏi, hành, gừng vì sẽ phải dùng cho nhiều món ăn. Những thứ này nên để khô bên ngoài.

Với hành củ, hành hoa cần nhặt sạch, rửa để ráo nước rồi cho vào túi nilon. Cà chua, dưa chuột làm sa lát cũng mua đủ dùng, rửa sạch bỏ vào túi nilon rồi để vào ngăn rau. Với các loại rau thơm như xà lách, rau diếp, mùi nên để nguyên rễ, không nhặt rửa, bỏ vào túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Ngày Tết, khoai tây cũng không ăn nhiều, vì vậy chỉ trữ ít, để nơi khô thoáng, không cho vào tủ lạnh vì dễ bị hỏng.

Vào ngày Tết, trời lạnh, món lẩu rất hay dùng. Bởi vậy, mọi người cần mua nhiều rau cần, cải xanh, cải cúc... nhặt và rửa sạch, cho vào rổ vẩy ráo, để khô rồi bỏ vào túi nilon (không nên lèn chặt), cất vào tủ lạnh chống giập nhũn. Có thể dự trữ bắp cải, cải thảo để ăn lẩu.

Theo ông Trịnh Ngọc Khải, Chủ tịch CLB Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội, thuỷ hải sản là món rất khoái khẩu dịp lễ Tết bởi dễ ăn, nhẹ bụng, nhanh tiêu, không ngấy, không bị tăng cân... Nhưng nếu không được bảo quản tốt, chế biến kỹ sẽ dễ bị hỏng, lỡ bị ngộ độc sẽ mất vui ngày xuân. Các gia đình nên vào các siêu thị mua vì hàng được sơ chế, đóng hộp đảm bảo, chỉ việc cất vào tủ lạnh để dùng dần. Thủy hải sản nên mua sớm từ 26, 27 Tết, kẻo đến 30 rất đắt và không có hàng.

"Tủ lạnh là phương tiện phổ biến nhất để bảo quản: Nhiệt độ thích hợp trong ngăn đá để bảo quản các loại thịt, cá từ âm 4 đến âm 7 độ C. Thời gian sử dụng trong 3-5 ngày, tối đa khi trữ các loại thực phẩm này không quá 7 ngày. Các loại thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh đều phải đóng gói, đậy nắp kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bốc mùi hay lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác".

Ths. BS dinh dưỡng Nguyễn Trọng An.

Với cá tươi, không nên mua dự trữ nhiều, bởi sau 3 ngày Tết các chợ đã họp lại. Cá quả chọn con từ 1 kg trở lên mới chắc và dôi thịt. Cá trắm đen phải mua từ 3kg trở lên. Chọn những con khỏe, quẫy mạnh, mắt trong. Thịt cá ăn lẩu lọc bỏ hết xương, lột da, bóp rượu gừng cho thịt trắng, sạch nhớt, hết mùi tanh rồi dùng giấy bản thấm khô. Sau đó thái lát, ướp gia vị rồi cho vào hộp, cất vào tủ đá. Trước khi ăn lẩu 1 ngày thì bỏ vào ngăn mát để cá mềm, sau đó làm rã đông.

Theo ông Trịnh Ngọc Khải, ngày Tết bảo quản thực phẩm sống cần biết cách. Một số người tưởng mua cá tươi cho vào tủ đá sẽ giữ được lâu, nhưng nếu để nguyên con cá còn ruột, quá trình thối rữa diễn ra rất nhanh. Mua thủy hải sản về nên làm sạch, cất vào tủ lạnh, hạn chế đóng mở làm mất độ lạnh. Một số loại sống lâu như ngao, cua nên luộc trước và gỡ thịt rồi cho vào hộp, trữ lạnh sẽ an toàn hơn để sống. Nếu có tủ cấp đông lớn hãy mua tươi, rửa sạch và bảo quản lạnh đông luôn. Tuy nhiên, nên hạn chế bảo quản thuỷ hải sản tươi sống trong tủ lạnh vì giữ tươi không được lâu.

Theo chị Nguyễn Thị Thủy, chuyên bán thủy hải sản khu vực phố Văn Cao (Hà Nội), các loại thuỷ hải sản như tôm, mực chưa ăn ngay cần làm sạch, cho vào túi nilon cất vào ngăn đá sẽ giữ tươi 1-2 ngày. Các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nilon cột chặt miệng, vì chúng cũng cần được thở. Nên chứa trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh. Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa sạch.

Cách lựa chọn thực phẩm tươi sống

Ths. BS dinh dưỡng Nguyễn Trọng An (Cục phó Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, ngày Tết thực phẩm không thể thiếu là thịt bò, gà, lợn và hải sản. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận có thể mua phải thủy hải sản bẩn hoặc không tươi. Với cá, nên chọn loại có mắt trong và đầy, vảy sáng, dính chặt vào thân, mang cá màu đỏ hồng, không có mùi ươn thủm, ấn vào thịt chắc và đàn hồi, bụng không bị bể, khi cắt ra thịt dính chắc vào xương. Tôm tươi có vỏ trong, đầu dính chặt vào thân, thịt chắc, dính chặt vào vỏ.

Tốt nhất là nên mua tôm cá khi còn sống hay đang bơi. Cua ghẹ tươi màu xanh óng, yếm cứng không lún, còn nguyên càng, chân, mùi tanh bình thường. Tránh mua các loại hải sản mắt đã bị đục, mang cá đứt rã, không đỏ, thớ thịt không săn chắc, hoặc những thủy hải sản yếu hay có màu sắc hơi khác thường. Khi rã đông thuỷ hải sản đông lạnh, nếu cần nhanh có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh, hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường.

Sò ngao, ốc, hến tươi thì vỏ khép chặt, nếu đang mở, chạm tay là khép lại nhanh chóng. Với thịt gia súc, nên chọn thịt đã qua kiểm dịch, có màu đỏ tươi, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, không có mùi hôi, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Thịt tươi ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương.

Riêng với thịt gà, bà Quỳnh Hoa khuyên chỉ nên mua loại 1,4 - 1,5kg là vừa. Sau đó rửa sạch, xát muối gừng rồi cho vào túi nilon bỏ vào tủ lạnh (làm thế sẽ không nhất thiết phải để ngăn đá). Thịt lợn, bò cũng phải làm sạch, bọc giấy bọc thực phẩm, xát gừng muối, lấy giấy bọc cho hộp cất tủ lạnh, khi ăn miếng thịt sẽ không bị bục nhão.

Theo Trà Giang - Hà My
Gia đình & xã hội

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.