Phần lớn bệnh nhân liên cầu lợn là nam giới

Phần lớn bệnh nhân liên cầu lợn là nam giới
TP – Theo nghiên cứu vừa công bố của Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, phần lớn nam giới mắc bệnh viêm cầu lợn (hơn 98%).

Bệnh phân bố tập trung vào một số nhóm nghề nghiệp: chăn nuôi lợn; giết mổ lợn, bán lòng lợn tiết canh, buôn bán lợn hơi. Các ca mắc đều ở người lớn từ 30 tuổi trở lên, trong đó nhóm tuổi từ 40 – 59 tuổi chiếm hơn 79%.

Một bệnh nhân mắc viêm cầu lợn. Ảnh minh họa
Một bệnh nhân mắc viêm cầu lợn. Ảnh minh họa.

TS Trần Như Dương – Viện Phó viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư cho biết, các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân trong vòng 7 ngày trước khi khởi phát đều liên quan đến việc chăm sóc lợn ốm, giết mổ lợn hoặc ăn các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt và phủ tạng lợn chưa nấu chín kỹ.

Theo TS Dương tập quán ăn tiết canh, nội tạng, thịt lợn tái (nem chua, nem chạo…) tiềm ẩn nguy cơ rất cao lây các bệnh từ lợn sang người, trong đó có liên cầu lợn.

Lợn nhiễm bệnh trong máu và thịt có chứa một lượng lớn vi khuẩn, thêm vào đó thực phẩm lại không được nấu chín do đó ăn thức ăn này sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.