Những điều nên biết về bệnh dại

Những điều nên biết về bệnh dại
TPO - Bệnh dại gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của động vật có vú. Bệnh lây truyền qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh, không phải luôn luôn nhưng thường là qua vết cắn.

> Chó nhà là thủ phạm chính truyền bệnh dại

Những điều nên biết về bệnh dại ảnh 1

Khi bị nhiễm, vi rút dại lan từ thần kinh ngoại biên đến tủy sống và não. Từ các triệu chứng đầu tiên giống cúm, bệnh có thể tiến triển đến co giật, liệt hoặc suy hô hấp. Người bệnh có thể chết nếu không được chữa trị ngay sau khi phơi nhiễm.

Điều trị bao gồm hàng loạt mũi tiêm phòng dại để phòng ngừa các triệu chứng và tử vong.

Triệu chứng:

Triệu chứng bệnh dại thường xuất hiện sau khi phơi nhiễm 30-50 ngày. Gần như bệnh dại sẽ gây tử vong khi xuất hiện các triệu chứng. Triệu chứng ban đầu thường chung chung mà không đặc trưng cho bệnh dại như sốt, đau đầu, khó chịu.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể gồm: mất ngủ, lo âu, bối rối, liệt nhẹ hoặc một phần, kích thích, hoang tưởng, tiết quá nhiều nước bọt, khó nuốt, sợ nước do khó nuốt.

Mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết cắn trên cơ thể quyết định thời gian triệu chứng xuất hiện. Vết cắn nghiêm trọng vào đầu có thể gây rối loạn nhanh hơn rất nhiều so với vết cắn ở chân.

Nguyên nhân tử vong ở người là do suy hô hấp sau 2 tuần xuất hiện triệu chứng.

Nguyên nhân:

Hầu hết các trường hợp lây dại qua vết cắn của động vật bị dại. Trường hợp hiếm gặp, mắc bệnh dại do nước bọt của động vật bị dại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hay vết thương. Điều này xảy ra khi động vật bị dại liếm.

Hít phải vi rút dại là một cách phơi nhiễm khác, nhưng đây là cách chỉ gặp ở nhân viên phòng xét nghiệm.

Bác sĩ không nên coi việc nuôi con vật bị dại hay tiếp xúc với máu, nước tiểu hay phân của con vật bị dại là yếu tố nguy cơ mắc dại hoặc cần điều trị.

Điều trị:

Nếu bác sĩ xác định là bạn đã bị dại, việc điều trị sẽ được tiến hành ngay lập tức. Càng điều trị sớm, khả năng hồi phục càng cao.

Phòng bệnh:

Điều đầu tiên nên làm khi bị động vật cắn là rửa vết thương thật kỹ bằng nước hoặc vùng tiếp xúc bằng nước và xà phòng. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.

Nhớ nên rửa bằng xà phòng và nước càng sớm càng tốt. Nặn máu tại vết thương cũng là một cách làm vết thương sạch hơn.

Các cách tránh mắc bệnh dại bao gồm:

· Tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi trong nhà.

· Đeo giọ mõm cho chó khi ra ngoài, không để dây xích tuột khỏi tay.

· Tránh tiếp xúc với con vật hoang kể cả khi chúng sống hay chết.

· Bịt kín, đóng tất cả những chỗ hở mà động vật có thể chui vào nhà.

· Phải thông báo khi vật nuôi bị lạc hoặc có biểu hiện lạ hay ốm cho cơ quan kiểm soát động vật ở địa phương.

· Nếu đi du lịch, nên tránh tiếp xúc với thú hoang và luôn cảnh giác với chó.

Nếu công việc cần bạn phải tiếp xúc với vi rút dại hoặc các động vật có khả năng bị dại, bạn nên tiêm phòng trước. Tiêm 3 mũi trong vòng 3-4 tuần. Tiêm mũi tăng cường định kỳ 2 năm/lần để duy trì hiệu lực của vắc xin.

Theo Viết
MỚI - NÓNG