Quyền lợi của khách hàng bị xâm hại

Quyền lợi của khách hàng bị xâm hại
TP - Liên quan việc VCTV góp vốn liên doanh bằng thuê bao, Luật sư Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Hồng Hà khẳng định, quyền lợi của khách hàng đã bị xâm hại.

>>  VCTV 'bán khách' cho K+?

Quyền lợi của khách hàng bị xâm hại ảnh 1

Luật sư Bình nói: Tôi có nghiên cứu một hợp đồng cung cấp và sử dụng truyền hình cáp của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) với khách hàng có giá trị 2 năm với số tiền cước hằng tháng tùy theo số lượng TV trước khi VCTV liên doanh với Canal+.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Luật sư Phạm Thanh Bình.

Quy định của hợp đồng này rất sơ sài, không rõ khách hàng được xem bao nhiêu kênh và những kênh cụ thể gì. Có thể thấy rằng, sau khi liên doanh được thành lập và K+ ra đời, khách hàng bị cắt bớt những chương trình thể thao hấp dẫn, trong đó có các trận đấu Super Sunday. Với một số tiền nhất định, trước đây thuê bao được xem chương trình hấp dẫn, đến khi có K+, chương trình hấp dẫn đó bị cắt bớt thì rõ ràng quyền lợi của thuê bao đã bị xâm phạm.

Đây có phải là hình thức gián tiếp ép khách hàng sử dụng dịch vụ không, thưa ông?

Kể cả trong trường hợp phía liên doanh K+ không yêu cầu khách hàng phải đầu tư thêm để được lắp đặt thiết bị mới, phải trả thêm tiền cho các gói kênh, rõ ràng đây là hình thức ép khách hàng phải sử dụng dịch vụ của họ.

Điều này không khác gì một người bán hàng trả trước nhưng sau đó không cung cấp món hàng đó mà lại đưa ra món hàng có giá trị cao hơn rồi yêu cầu khách hàng trót trả tiền chấp nhận mặt hàng mới này.

Đại diện của VCTV đã giải thích về việc góp vốn thuê bao của mình để thành lập liên doanh bằng Luật Viễn thông. Điều này có phù hợp không?

Dựa trên cơ sở Luật Viễn thông để giải thích về góp vốn thuê bao thành lập liên doanh là không thoả đáng. Trong Luật Viễn thông không có quy định nào về việc chuyển nhượng thuê bao. Phải xem xét thêm các quy định trong Luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sắp có hiệu lực.

H.H (thực hiện)

MỚI - NÓNG