Bản quyền Euro 2012: Tất cả đều có phần

Các đài TH Việt Nam đã rút được nhiều bài học về “độc quyền” bản quyền truyền hình quốc tế (ảnh minh họa) Ảnh: VSI
Các đài TH Việt Nam đã rút được nhiều bài học về “độc quyền” bản quyền truyền hình quốc tế (ảnh minh họa) Ảnh: VSI
TP - Ngày 25-3-2011 là thời hạn cuối cùng để các đài truyền hình Việt Nam nộp hồ sơ dự thầu mua bản quyền truyền hình Euro 2012 với SportFive (S5), đơn vị thay mặt LĐBĐ châu Âu (UEFA) nắm giữ bản quyền truyền hình Euro 2012 ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy thế, cho tới cuối giờ chiều qua, S5 vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về danh tính của đài truyền hình đã thắng thầu.

>> Bản quyền truyền hình Euro 2012 có giá kỷ lục

>> Bản quyền Euro 2012: VTV quyết mua 1 mình?

Các đài TH Việt Nam đã rút được nhiều bài học về “độc quyền” bản quyền truyền hình quốc tế (ảnh minh họa) Ảnh: VSI
Các đài TH Việt Nam đã rút được nhiều bài học về “độc quyền” bản quyền truyền hình quốc tế (ảnh minh họa). Ảnh: VSI.

Về phía mình, các đài truyền hình của Việt Nam cũng chẳng lấy thế làm lo lắng, bởi liên danh “VTV+VTC+HTV TPHCM” đã thống nhất để VTV đứng ra bỏ thầu với S5, và sau khi có bản quyền truyền hình sẽ tiến hành thương thảo với nhau để phân chia sao cho hợp lý nhất.

Ông Vũ Quang Huy, GĐ kênh thể thao VTC3 của VTC, cho biết: “Đây là một sự kết hợp cần thiết, bởi đã qua rồi cái thời các đài tranh nhau mua bản quyền truyền hình để đẩy giá lên quá cao. Chúng tôi cũng thoả thuận rằng chỉ có mua lại bản quyền truyền hình Euro 2012 từ VTV, còn bất cứ đơn vị nào khác nếu mua được của S5 thì VTC cũng sẽ không hợp tác”.

Theo đánh giá của người trong cuộc, con số 5 triệu USD để đổi lấy bản quyềnphát sóng Euro 2012 mà S5 chào mời các đài truyền hình Việt Nam là quá đắt, và trong hoàn cảnh hiện nay, không một đơn vị truyền hình nào muốn bỏ ra chừng ấy tiền để ôm về “một quả bom nổ chậm”, như lời của một lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực truyền hình.

Về khả năng sẽ xảy ra tranh chấp hoặc bất đồng trong nội bộ liên danh “VTV+VTC+HTV TPHCM”, ông Huy cho rằng nguy cơ này là rất thấp, bởi “cho dù con đường phía trước là khó khăn và chưa ai nói trước được bất cứ điều gì, nhưng chúng tôi đã cùng ngồi trên một con thuyền nên đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau.

Tôi nghĩ nếu VTV mua được bản quyền phát sóng Euro 2012 thì các bên sẽ biết cách ngồi lại với nhau để phân chia miếng bánh bản quyền truyền hình này một cách hợp lý nhất”.

Các đài truyền hình luôn rất thận trọng với 2 từ “độc quyền”, và nhất là trong hoàn cảnh S5 chào giá tới 5 triệu USD cho các đài truyền hình Việt Nam, trong khi chỉ bán được chưa tới 1/2 giá đó ở Singapore hay Thái Lan, nên cơ hội để S5 hoàn thành tâm nguyện “kiếm chác” ở thị trường Việt Nam là rất khó. 

Là người trong nghề, ông Huy đánh giá rất cao sự kết hợp để tạo thành liên danh nói trên và cho rằng đây là một biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi của các bên.

Tương tự như vậy, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng cho rằng cái lợi lớn nhất của việc các đài truyền hình trong nước liên kết với nhau thành một đầu mối duy nhất để đàm phán mua bản quyền phát sóng với đối tác nước ngoài là quá rõ ràng.

Cũng theo ông Hải, nguy cơ xảy ra tranh chấp hay bất đồng trong nội bộ liên danh sau khi thắng thầu bản quyền là không cao, vì lý do các đài truyền hình phải đạt được sự nhất trí và thống nhất mới cử ra đơn vị duy nhất để đứng ra mua bản quyền.

Từ trường hợp bị phản đối và phải có hành động xuống thang để bày tỏ thiện chí của K+, các đài truyền hình luôn rất thận trọng với 2 từ “độc quyền”, và nhất là trong hoàn cảnh S5 chào giá tới 5 triệu USD cho các đài truyền hình Việt Nam, trong khi chỉ bán được chưa tới 1/2 giá đó ở Singapore hay Thái Lan, nên cơ hội để S5 hoàn thành tâm nguyện “kiếm chác” ở thị trường Việt Nam là rất khó.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG