Quan FIFA bị tố đổi phiếu World Cup lấy lợi ích

Ông David Triesman trình bày tại Hạ viện Anh về scandal phiếu bầu World Cup Ảnh: Dailymail
Ông David Triesman trình bày tại Hạ viện Anh về scandal phiếu bầu World Cup Ảnh: Dailymail
TP - Tổ chức bóng đá quyền lực nhất thế giới vừa bị giáng một đòn mạnh khi sáu thành viên ban điều hành bị cáo buộc nhận hoặc đòi hối lộ trong cuộc đua đăng cai World Cup 2018 và 2022 vừa qua.

> Nga vật lộn chống tham nhũng

Ông David Triesman trình bày tại Hạ viện Anh về scandal phiếu bầu World Cup Ảnh: Dailymail
Ông David Triesman trình bày tại Hạ viện Anh về scandal phiếu bầu World Cup. Ảnh: Dailymail.

Hai quan chức FIFA là Issa Hayatou người Cameroon và Jacques Anouma của Bờ Biển Ngà được cho là đã nhận 1,5 triệu USD để bỏ phiếu cho Qatar, theo bằng chứng được cung cấp cho một cuộc điều tra của nghị viện Anh được đăng tải trên tờ The Sunday Times.

Lập tức, LĐBĐ Qatar - quốc gia nhỏ bé vùng Vịnh, đánh bại Mỹ trong vòng bỏ phiếu cuối cùng hồi tháng 12 năm ngoái, ra một thông cáo phủ nhận mọi lời đồn đoán “thiếu căn cứ và ác độc” và những lời đồn đại này “sẽ không thể chứng minh được bởi chúng không tồn tại”.

Ủy ban Văn hóa, Thông tin và Thể thao của Hạ viện Anh cũng nghe báo cáo của cựu trưởng đoàn vận động đăng cai tổ chức World Cup 2018 của Anh, Lord Triesman, với những lời mô tả tư cách đạo đức của các ủy viên ban điều hành FIFA Jack Warner, Nicolas Leoz, Ricardo Teixeira và Worawi Makudi tại cuộc đua cho giải đấu 2018 là “không ổn và không đúng với nguyên tắc xử thế”.

Ông David Triesman cho rằng ông Warner, một phó chủ tịch FIFA và chủ tịch CONCACAF người Trinidad & Tobago, đề nghị được trả tiền, được cho là vào khoảng 4,1 triệu USD, để xây dựng một trung tâm đào tạo tại Trinidad và thêm 820.000 USD để mua bản quyền truyền hình World Cup cho Haiti.

Trước cáo buộc này, ông Warner tuyên bố trên kênh Sky Sports News của Anh rằng: “Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Triesman hay bất kỳ người nào, dù là người Anh hay quốc tịch khác, bất kỳ khoản tiền nào cho lá phiếu của tôi”.

Ông Triesman cũng cho rằng ông Leoz, người Paraguay, đề nghị được tặng tước hiệu hiệp sĩ danh dự, trong khi ông Makudi của Thái Lan được cho là muốn có được tiền từ truyền hình Anh cho việc phát sóng một trận giao hữu đã được lên lịch ở nước này. Trong lúc đó, ông Teixeira, người Brazil, thì yêu cầu ông Triesman “đến và cho tôi biết anh có gì cho tôi”.

Trước những thông tin trên, chính phủ Anh kêu gọi FIFA hãy học hỏi cách Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), áp dụng những điều luật chặt chẽ và nghiêm khắc sau scandal vận động đăng cai Olympic của thành phố Salt Lake City, Mỹ, năm 1999. 10 thành viên IOC đã phải từ chức hoặc bị trục xuất vì vụ việc này.

Tại Thụy Sĩ, chủ tịch FIFA Sepp Blatter cho biết ông sẽ yêu cầu cung cấp bằng chứng cho lời buộc tội và sẽ chuyển mọi lời đồn đoán tới ủy ban các vấn đề đạo đức của FIFA với bình luận về các thành viên ban điều hành: “Tôi không thể nói rằng họ đều là thiên thần hay ác quỷ”.

Chủ tịch Blatter cũng khẳng định, một khi có bằng chứng, tổ chức này sẽ hành động lập tức để xử lý bất kỳ người nào vi phạm nguyên tác đạo đức của tổ chức này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG