Hồ sơ 'cuộc chiến' bản quyền truyền hình

Hồ sơ 'cuộc chiến' bản quyền truyền hình
TP - Ngày 8-6-2010, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) có công văn gửi Bộ VH-TT&DL về việc hợp tác với AVG trong 20 năm và Bộ có công văn trả lời đồng ý về chủ trương cho sự hợp tác giữa đôi bên.

> Bùng nổ cuộc chiến bản quyền truyền hình
> Quyết vấn đề bản quyền truyền hình trong tuần này

Công văn của VPF cho phép VTV được truyền hình trực tiếp các trận đấu do VPF tổ chức. Ảnh: H.L
Công văn của VPF cho phép VTV được truyền hình trực tiếp các trận đấu do VPF tổ chức.   Ảnh: H.L.

Thường trực VFF họp ngày 30-10-2010 giao ban Tiếp thị và Vận động tài trợ đàm phán có tính tới quyền lợi các CLB tham dự giải VĐQG 2010.

Ngày 8-12-2010, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ có văn bản giao TTK Trần Quốc Tuấn ký hợp đồng với AVG. Hợp đồng giữa VFF với AVG được ký ngày 8-12-2010, trong đó, VFF bán độc quyền cho AVG trong 20 năm bản quyền truyền hình các giải đấu: V.League (nay đổi tên thành Ngoại hạng-Super League), giải Hạng nhất quốc gia, cúp Quốc gia và Trận Siêu cúp. Cùng ngày, AVG đồng thời ký hợp đồng có thời hạn tương tự với Liên đoàn điền kinh.

Ngày 8-9-2011, tại Hội nghị tổng kết mùa giải 2011 và chuẩn bị cho mùa giải mới 2012, Chủ tịch CLB bóng đá HN.ACB Nguyễn Đức Kiên đã phát biểu, đề nghị VFF xem xét lại hợp đồng bán độc quyền bản quyền truyền hình trong 20 năm cho AVG.

Tại cuộc họp báo sau đại hội cổ đông VPF diễn ra ngày 14-12 tại Hà Nội, bầu Kiên, lúc này kiêm chức Phó chủ tịch HĐQT VPF đã thêm một lần nữa tuyên bố, VPF sẽ đàm phán lại hợp đồng bản quyền truyền hình với AVG. Ông Kiên khẳng định sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề trên trong vòng 10 ngày sau khi VPF chính thức thành lập.

Ngày 23-12-2011, VPF gửi công văn do TGĐ Phạm Ngọc Viễn ký, đề nghị Ban lãnh đạo AVG làm việc cùng VPF để giải quyết vấn đề bản quyền truyền hình vào ngày 27-12-2011.

Cùng ngày, AVG nhận được văn bản của VFF thông báo nội dung đang tiến hành thủ tục bàn giao hợp đồng bản quyền truyền hình 4 giải đấu kể trên cho VPF và đề nghị AVG phối hợp chặt chẽ với VPF nhằm quảng bá hình ảnh giải đấu đến người hâm mộ.

AVG sau đó có công văn từ chối làm việc với lý do Chủ tịch Phạm Nhật Vũ bận công tác tại TP.HCM. AVG đồng thời khẳng định chỉ sau khi làm việc với VFF mới có cơ sở để bàn bạc với VPF.

Ngày 28-12-2011, Phó chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn đã có công văn gửi AVG với nội dung đưa ra một số đề nghị với AVG về hợp đồng bản quyền truyền hình gồm: 1. tách riêng hợp đồng của các giải đấu do VFF tổ chức với hợp đồng của các giải đấu do VPF tổ chức. Và 2. thời hạn hợp đồng là ba năm. Giá trị hợp đồng truyền hình tối thiểu 10 tỷ đồng/năm.

Ông Viễn đã có cuộc làm việc trực tiếp với AVG vào chiều 28-12. AVG có công văn khẳng định quyền sở hữu đối với bản quyền truyền hình 4 giải đấu, đồng thời tuyên bố chỉ chấp nhận để VPF vào đàm phán với những điều kiện cụ thể.

Ngày 29-12-2011: VPF có công văn do Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Kiên ký, khẳng định cho phép VTV và các đơn vị trực thuộc VTV được tuyên truyền, truyền hình trực tiếp và phát lại các trận đấu thuộc 4 giải đấu chuyên nghiệp.

Thông tin bên lề cho biết, VPF đã bán hợp đồng cho VTV với giá trị 7 tỷ đồng/năm, có thời hạn 3 năm. Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ tuyên bố đây là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật và AVG sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.