Đánh đấy, làm gì nhau nào?

Đánh đấy, làm gì nhau nào?
Không một chút ân hận trong việc xuống tay đánh người. Không một chút xấu hổ với việc một đám đông lao vào đánh hội đồng một người. Không có cái gọi là lương tri hay cảm xúc ở những cú đạp thẳng chân, những cái đấm.

Đánh đấy, làm gì nhau nào?

> Xác định CĐV đánh trọng tài Võ Minh Trí

> Hành hung trọng tài Trí, CĐV Hải Phòng nói gì?

 

Không một chút ân hận trong việc xuống tay đánh người. Không một chút xấu hổ với việc một đám đông lao vào đánh hội đồng một người. Không có cái gọi là lương tri hay cảm xúc ở những cú đạp thẳng chân, những cái đấm.

Trọng tài Võ Minh Trí bị thủ môn Đậu Ngọc Tân tấn công ngay trên sân
Trọng tài Võ Minh Trí bị thủ môn Đậu Ngọc Tân tấn công ngay trên sân. Ảnh: Dương Thu

Trong liền vài ngày, người ta hết nghe tin nhà báo bị đánh, phụ nữ bị đạp và nay là trọng tài bị hành hung. Điểm chung của các sự kiện này là... chưa có kết luận cuối cùng.

Ngay sau khi có thông tin trọng tài Võ Minh Trí bị đánh trên đường trở về TP.HCM từ Đồng Tháp khuya 13-5, giới truyền thông đã tìm cách liên lạc với ông Trần Duy Ly, trưởng ban tổ chức giải V-League của VPF. Ông Ly đã xác nhận chính ông tận mắt chứng kiến các cổ động viên Hải Phòng tấn công trọng tài Võ Minh Trí.

Cùng với ông còn có hai giám sát là Nguyễn Văn Mùi và Đặng Quang Dương. Cùng với việc xác nhận sự việc, cùng với những lời tâm sự thảng thốt lẫn đau đớn của trọng tài Võ Minh Trí – người bị hành hung – là sự lên án của cộng đồng, nhưng cho đến cuối ngày 15-5, hai ngày sau khi sự việc xảy ra, liên đoàn Bóng đá Việt Nam vẫn chưa có động thái gì, dẫu chỉ là một dòng tin về sự việc trên ở trang web chính thức của mình. Một cuộc họp tưởng chừng sẽ được tổ chức nhanh, quyết liệt cũng không thấy.

Trái ngược với sự im ắng của các quan chức làm bóng đá tại VFF, trên các diễn đàn mạng, những người tự nhận mình là cổ động viên Hải Phòng đã hào hứng kể lại chuyện đánh trọng tài Trí thế nào.

Thậm chí, có cả những hằn học đầy tiếc nuối rằng “sao không đánh nhiều hơn” đầy bạo lực, cứ như việc đánh người theo kiểu bầy đàn đã thành thói quen, cứ như kẻ bị đánh không phải “chung một giàn”! Không khó để nhận ra, có cả tâm lý Bắc – Nam trong sự cố này, khi mà các cổ động viên Hải Phòng cho rằng vì ông Trí là người miền Nam nên thổi có lợi cho người miền Nam. Họ cũng cho rằng thời vàng son, khi mà Hải Phòng chi nhiều tiền cho bóng đá, các trọng tài luôn thổi “công bằng” cho đội bóng của mình, giờ thì “ăn cháo đá bát”.

Có vẻ việc được hưởng lợi từ các quyết định trọng tài vốn đã thành nếp, thậm chí việc được dung dưỡng các hành vi bạo lực trên sân cỏ cũng đã thành thói quen nên khi các trọng tài bắt quyết liệt hơn, thói côn đồ đã được “dùng” đến.

Đáng sợ hơn, việc bày tỏ công khai quan điểm tán thành, cổ suý việc đánh người bất chấp đạo lý và thậm chí còn nhận được sự tán đồng của một bộ phận người hâm mộ, mới thật sự là đòn đau và là sự thách thức lương tri xã hội.

Việc đánh ông Võ Minh Trí công khai trên đường không chỉ đơn giản là chuyện quá khích thường thấy trong bóng đá mà là việc bất chấp luật pháp, coi thường kỷ cương xã hội khi người ta phân định thắng thua không dựa trên lý lẽ mà bằng nắm đấm và những ứng xử vô văn hoá, phi nhân.

Ông Trần Duy Ly, người được VPF mời làm trưởng giải chỉ có thể khẳng định rằng ông sẽ đề xuất lên ban kỷ luật để xử lý việc các cầu thủ Hải Phòng trong sân lao vào tấn công trọng tài Võ Minh Trí.

Còn việc trọng tài bị chặn đánh trên đường về nằm ngoài khả năng của một trưởng ban tổ chức giải đang làm công ăn lương cho VPF, dưới quyền của VFF. Nghĩa là, muốn lập lại trật tự, muốn bảo vệ quyền tối thiểu của một con người, chứng tỏ rằng đây là một xã hội thực hiện đúng khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật” còn cần có sự chung tay của các lực lượng bảo vệ pháp luật.

Luật pháp liệu có thể hiện được tính nghiêm minh hay cứ “đánh đấy, làm gì được nhau nào?”

Theo Thảo Du
Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG