Thiên đường Trung Quốc đang sụp đổ

Thiên đường Trung Quốc đang sụp đổ
Thiên đường Trung Quốc đang rạn vỡ khi hàng loạt ngôi sao tìm đường tháo chạy khỏi đây, chỉ vài tháng sau khi đặt chân tới miền đất hứa với bao nhiêu kỳ vọng.

Thiên đường Trung Quốc đang sụp đổ

> 'Gã nhà giàu' Trung Quốc tuyên bố sở hữu Lampard

Thiên đường Trung Quốc đang rạn vỡ khi hàng loạt ngôi sao tìm đường tháo chạy khỏi đây, chỉ vài tháng sau khi đặt chân tới miền đất hứa với bao nhiêu kỳ vọng.

Rời bỏ Chelsea, Drogba đến Trung Quốc vì tiền. Nào ngờ, tiền không mà tiếng cũng mất
Rời bỏ Chelsea, Drogba đến Trung Quốc vì tiền. Nào ngờ, tiền không mà tiếng cũng mất.
 

Những tin tức mới nhất phát đi cho biết Nicolas Anelka đang đàm phán với Thần Hoa Thượng Hải để chấm dứt hợp đồng, còn Didier Drogba thì liên hệ với hàng loạt đội bóng châu Âu sau khi nỗ lực trở lại Chelsea không được FIFA chấp thuận.

Lý do thì rất nhiều, phong độ không như kỳ vọng, không hoà nhập được với các cầu thủ địa phương, nhưng nguyên nhân cuối cùng dẫn tới những cuộc hôn nhân đổ vỡ là các ngôi sao đang bị nợ lương. B

áo chí Thượng Hải cho biết Drogba, người được hưởng lương tới 300.000 USD/tuần theo bản hợp đồng hai năm rưỡi, đã bị chậm lương từ vài tháng nay sau khi xảy ra bất đồng giữa ông chủ Zhu Jun, tỉ phú game online Trung Quốc, với các cổ đông khác. Nói tóm lại, cả hai phía đều vỡ mộng nên giờ tất cả chỉ muốn giải quyết cho sớm.

Trước tình cảnh ấy, hãng tin Reuters bình luận, nếu Anelka và Drogba ra đi thì đó sẽ là cú đánh mạnh giáng vào một nền bóng đá đang muốn tận dụng tên tuổi của những cầu thủ hàng đầu thế giới để lấy lại niềm tin sau nhiều năm vật vã với những bê bối bán độ.

Người Trung Quốc đã từng hy vọng sự xuất hiện của các đại gia như Zhu Jun, những người sẵn sàng bỏ ra hàng đống tiền để chiêu mộ những ngôi sao sáng giá, sẽ góp phần vực dậy nền bóng đá ở quốc gia đông dân nhất thế giới, nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ. Song dường như tất cả đã nhầm.

Bản tính của nhà giàu Trung Quốc là thích khoe khoang, phô trương. Điều đó thể hiện qua việc các cửa hàng đồ hiệu mọc lên như nấm tại đất nước này.

Theo thăm dò của công ty quản lý tư vấn toàn cầu McKinsey thì người Trung Quốc đang tiêu thụ tới ba phần tư đồ xa xỉ trên thế giới. Thói phô trương cũng được thể hiện qua việc người Trung Quốc xuất hiện trong các buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật, đẩy các hoạ sĩ nước này lên thành những cái tên đắt giá còn hơn cả các bậc thầy như Picasso hay Van Gogh.

Trong giới nhà giàu, có người mua tranh, có người đầu tư vào bóng đá. Những đại gia Trung Quốc, vốn được gọi là các nhà tư bản đỏ, xem bóng đá là món đồ trang sức, hay món đồ chơi sang trọng để đánh bóng tên tuổi. Đồ chơi đến lúc chán thì chỉ có vứt xó. Thế nên, niềm tin đặt vào họ sẽ là hoàn toàn hư ảo.

Và một khi các ngôi sao bóng đá đến rồi lại đi, những thứ còn lại cho nền bóng đá Trung Quốc vẫn sẽ là một giải vô địch xập xệ, và đội tuyển quốc gia thì vẫn đá đâu thua đó.

Điều đó trái ngược hoàn toàn với cách làm bóng đá căn cơ của người Nhật Bản hay Hàn Quốc, khi các doanh nghiệp, ông chủ đầu tư vào bóng đá đều có những ràng buộc, cam kết mang tính bền vững.

Dù không thu hút được những tên tuổi đương đại lừng lẫy như C-League, song J-League và K-League vẫn được xem là những giải đấu chất lượng hàng đầu châu Á. Đương nhiên, hai đội tuyển nước này cũng là những đội tuyển hàng đầu châu lục, thậm chí đã đủ tầm để đua tranh ở đấu trường thế giới.

Câu chuyện của bóng đá Nhật – Hàn – Trung không phải là bài học riêng cho mỗi nước, mà là những ví dụ điển hình để các nền bóng đá nhỏ hơn trong khu vực có thể lấy đó làm tấm gương soi cho bản thân mình. Nhưng chọn cách làm của Nhật – Hàn hay cách làm của Trung Quốc cũng là một bài toán khó giải, bởi nó còn liên quan tới chuyện nền kinh tế đang được vận hành theo cách thức của nước nào.

Theo Nhật Hoàng
Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG