Việt Nam 16 năm tổ chức 7 đại hội thể thao 'nghìn tỷ'

Việt Nam 16 năm tổ chức 7 đại hội thể thao 'nghìn tỷ'
Việt Nam đã và sẽ gồng mình để lập nên một kỷ lục hiếm thấy trong 16 năm: trung bình hơn 2 năm lại tổ chức một kỳ Đại hội thể thao quy mô lớn với nguồn kinh phí khổng lồ xây dựng cơ sở vật chất.

Việt Nam 16 năm tổ chức 7 đại hội thể thao 'nghìn tỷ'

> Nói phải củ cải cũng nghe...
> Khai mạc SEA Games 24: Hứa hẹn '3 nhất'
> Tăng tiền ăn cho VĐV các đội tuyển

Việt Nam đã và sẽ gồng mình để lập nên một kỷ lục hiếm thấy trong 16 năm: trung bình hơn 2 năm lại tổ chức một kỳ Đại hội thể thao quy mô lớn với nguồn kinh phí khổng lồ xây dựng cơ sở vật chất.

Việt Nam 16 năm tổ chức 7 đại hội thể thao 'nghìn tỷ' ảnh 1

9 năm đã trôi qua kể từ SEA Games 22, thể thao Việt Nam dường như vẫn đang sống trong cảm giác lâng lâng bay bổng của những ngày tháng cả nước hân hoan bắt tay vào công tác tổ chức, những công trình thể thao tầm cỡ quốc tế lần đầu mọc lên, các cuộc tranh tài sôi nổi ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, TPHCM...

Chẳng thế mà từ đây, liên tiếp các kỳ Đại hội hoàng tráng đã và sẽ được tổ chức ở Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Tính từ năm 2003 cho đến 2019 - thời điểm Việt Nam đăng cai ASIAD 18, tổng cộng sẽ có 7 Đại hội thể thao lớn với kinh phí khổng lồ.

Đó là SEA Games 22 (2003), Asian Indoor Games (2009), Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 6 tại Đà Nẵng (2010), Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 7 tại Nam Định (2014), Asian Beach Games (2016), Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 8 (2018, An Giang đang xin đăng cai) và ASIAD 18 (2019).

Trước SEA Games 22, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Đại hội thể thao toàn quốc được tổ chức với tinh thần tiết kiệm. Trong 4 lần tổ chức đầu tiên, Hà Nội với cơ sở vật chất tương đối tốt đã liên tục trở thành chủ nhà của Đại hội thể thao toàn quốc. Đại hội lần thứ 5 năm 2004 lần đầu tiên được chuyển vào TP HCM, nơi cũng đã kịp hoàn tất một hệ thống cơ sở vật chất khang trang để phục vụ nhu cầu văn hóa thể thao của người dân cũng như sự phát triển của một trung tâm thể thao lớn nhất nhì cả nước.

Nhưng phải đến năm 2010, khi Đại hội lần 7 được tổ chức ở Đà Nẵng thì mới có hiện tượng địa phương bỏ tiền xây dựng mới một hệ thống cơ sở vật chất hoành tráng với kinh phí khổng lồ. Sau Hà Nội, tới lượt Đà Nẵng xây mới cả một khu liên hợp thể thao có tên Tiên Sơn với tâm điểm là một nhà thi đấu hiện đại nhất Đông Nam Á chứa 7.000 chỗ ngồi có kinh phí xây dựng ban đầu là 825 tỷ đồng.

Chưa kể Đà Nẵng còn đầu tư nâng cấp Cung thể thao dưới nước, xây dựng Khu đua thuyền hồ Đồng Nghệ, nâng cấp một loạt các nhà thi đấu... Đại hội thể thao toàn quốc 6 rở thành Đại hội thể thao quốc nội đầu tiên ghi danh vào CLB các Đại hội thể thao nghìn tỷ hoàng tráng ở Việt Nam.

Tới năm 2014, vòng chung kết Đại hội thể thao toàn quốc tiếp tục chu du về Nam Định và địa phương này đang bắt tay xây dựng các công trình thể thao mới trên diện tích đất 27ha như nhà thi đấu đa năng 4.000 chỗ, 15.884m2 sàn; Sân quần vợt có mái che 2.000 chỗ, 5.830m2 sàn; bể bơi có mái che 1000 chỗ, 10.329m2 sàn, nhà vận động viên; các công trình phụ trợ và hệ thống giao thông, cây xanh… Trung tâm công trình là là nhà thi đấu đa năng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, biểu tượng văn hóa của địa phương.

Chưa kể Nam Định không có hệ thống khách sạn 4-5 sao nên còn phải lo thêm chỗ ăn ở cho các đoàn về dự Đại hội dù địa phương này dự kiến chỉ tổ chức từ 20-25 môn.

Sang năm 2016, Nha Trang, Mũi Né và Đà Nẵng sẽ cùng tổ chức Đại hội thể thao bãi biển châu Á. Với 19 môn dự kiến, Đại hội có kinh phí gần 1.000 tỷ đồng, trong đó không có công trình xây mới mà chỉ dựng các rạp thi đấu tạm trên bãi biển. Những địa điểm thi đấu ngoài trời này sẽ được dỡ đi sau khi Đại hội kết thúc.

Hai năm sau, Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 8 có vẻ sẽ tiếp tục là một "con voi khủng", nhất là khi An Giang vừa có văn bản trình Thủ tướng xin đăng cai Đại hội với kinh phí dự trù 3.425 tỷ, trong đó vốn đầu tư xây dựng mới các công trình phục vụ thi đấu là 3.280 tỉ đồng từ ngân sách trung ương và địa phương.

Những công trình dự kiến được xây mới ở Long An phục vụ Đại hội gồm sân vận động 25.000 chỗ ngồi (950 tỉ đồng), nhà thi đấu 3.000 chỗ (300 tỉ đồng), hồ bơi 1.000 chỗ (200 tỉ đồng), sân đua xe đạp lòng chảo 5.000 chỗ (150 tỉ đồng)... Tại các huyện thị sẽ xây dựng một khu thi đấu thể thao dưới nước, hai sân vận động sức chứa 15.000 người và chục nhà thi đấu có 1.000-2.000 ghế ngồi với mức đầu tư trên 1.000 tỉ đồng...

Đến năm 2019, Asiad18 sẽ là sự kiện thể thao lớn nhất châu Á lần đầu diễn ra ở Việt Nam. Nước chủ nhà đưa ra kinh phí tổ chức 150 triệu USD và một số các công trình xây mới như sân xe đạp lòng chảo, sân hockey, đua ngựa, khu đua thuyền, cụm sân tennis...

Sau SEA Games 22, Asian Indoor Games 3 và Đại hội thể thao toàn quốc VI, trong vòng 5 năm từ 2014 đến 2019, sẽ có liên tiếp 4 Đại hội thể thao lớn dồn dập diễn ra.

Với một tốc độ tổ chức Đại hội thể thao như vậy, mỗi lần là một đề án xây dựng mới, nguy cơ lãng phí cơ sở vật chất thể thao sau khi các sự kiện trôi qua tại Việt Nam đang hiện rõ.

Theo Anh Hoàng
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.