Chúng tôi không nản chí

Tàu cao tốc của Pháp. Ảnh: T.L
Tàu cao tốc của Pháp. Ảnh: T.L
TP - “Chúng tôi không thấy nản chí hay áp lực gì. Với hệ thống đường sắt hiện tại, cộng thêm áp lực vận chuyển khách, nước ta phải làm đường sắt cao tốc là đúng”.

Ngày 5-6, Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng đã nói như vậy khi được báo chí hỏi có nao núng khi Dự án Đường sắt cao tốc được 'quan tâm' và phản biện đặc biệt.

Tàu cao tốc của Pháp. Ảnh: T.L
Tàu cao tốc của Pháp. Ảnh: T.L.

Về thông tin một số báo đưa, ngành đường sắt sẽ thí điểm đoạn đường sắt từ trung tâm Hà Nội ra sân bay Nội Bài thành đường sắt cao tốc trước khi triển khai dự án, ông Bằng nói: “Cái này do chúng tôi đề xuất muốn đường sắt đi qua cầu Thăng Long nhưng phía Nhật Bản nói đường sắt cao tốc phải có cự ly xa. Đoạn Hà Nội - Nội Bài mục tiêu chủ yếu đào tạo nhân lực, thử nghiệm công nghệ cho Dự án Đường sắt cao tốc về sau”.

Thưa ông, một quan chức ngành GTVT khi trả lời báo chí đã so sánh việc chưa có báo cáo chi tiết Dự án Đường sắt cao tốc với Quốc hội giống hình ảnh một đôi yêu nhau, bố mẹ không đồng ý nên chưa thể ra mắt báo cáo lễ thành hôn? Đó có phải là ngụy biện cho việc chuẩn bị thiếu chu đáo?

Ông Nguyễn Hữu Bằng
Ông Nguyễn Hữu Bằng.

Có ý kiến cho rằng, chúng tôi và Nhật Bản đã thỏa thuận với nhau xong rồi nên không chọn đối tác khác. Không có chuyện này, mà xin thưa rằng, Bộ trưởng Giao thông-Hạ tầng Nhật Bản vừa mới qua đây cũng chưa trả lời sẽ đảm bảo cung cấp tài chính cho Việt Nam hay không. Họ nói nếu có cho vay cũng chỉ đoạn ngắn trước. Vì thế khi xây dựng phương án, chúng tôi dự định xây từ Hà Nội đến Thanh Hóa và đưa vào khai thác luôn.

Có vay được ODA của Nhật Bản hay không, lúc làm báo cáo đầu tư, chúng tôi đã nói vốn phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ. Trước đây, người Nhật làm đường sắt cao tốc cũng vay Ngân hàng Thế giới 40 năm, mãi đến cuối những năm 90 của thập kỷ trước mới trả xong nợ đấy thôi.

Tổng mức đầu tư trước đây đặt ra 33 tỷ USD, nay lại hơn 55 tỷ USD, liệu sau này có đội lên nữa không?

Con số 33 tỷ USD hay hơn 55 tỷ USD là tư vấn dự toán, không phải của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam. Chúng tôi nghĩ từ kinh nghiệm thế giới, các nước đã làm đường sắt cao tốc rồi, nay áp dụng cho Việt Nam.

Ông có tính tới việc đảm bảo an toàn của tàu cao tốc khi ở Đức, Pháp đã từng xảy ra tai nạn?

Những tai nạn đó là do lỗi điều hành, không phải lỗi công nghệ kéo đẩy hay lực phân tán. Tai nạn ở Đức vỡ bánh tàu là do phương tiện khác đậu trên đường tàu. Là người làm kỹ thuật đường sắt nên tôi biết. Về nỗi lo ném đá lên tàu, đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến 80% là ở trên độ cao 4,7m, hai bên hành lang trồng cây cao, có hàng rào ngăn cách nên khó xảy ra chuyện này.

Việc giải phóng mặt bằng dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, chúng tôi ước tính đền bù mỗi hộ trung bình cả nước khoảng 2 tỷ đồng. Phần lớn đường sắt ở trên cao nên không ảnh hưởng nhiều, phần dưới đất khi xây xong sẽ hoàn thổ.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".