Bãi biển ở Đà Nẵng: Có khoảng 70 dòng nước chết người

Biển cấm tắm cắm trên các bãi biển để cảnh báo khách du lịch và người dân
Biển cấm tắm cắm trên các bãi biển để cảnh báo khách du lịch và người dân
TP - Theo khảo sát của Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, vào những dịp cao điểm, dọc các bãi biển Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê (Đà Nẵng) có khoảng 70 “dòng nước xa bờ” (dòng nước chết người).

>> Cái nhìn khác về bơi
>> Dòng nước chết người nơi bãi tắm
>> Phát hiện, phòng tránh dòng nước chết người thế nào?

Biển cấm tắm cắm trên các bãi biển để cảnh báo khách du lịch và người dân
Biển cấm tắm cắm trên các bãi biển để cảnh báo khách du lịch và người dân . Ảnh: Nguyễn Huy

Đang vào mùa du lịch hè, các bãi biển Đà Nẵng thu hút khá đông lượng khách đến nghỉ dưỡng, tắm biển. Nhiều bãi tắm ở Đà Nẵng như: Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, T.18, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Non Nước… luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách cũng như người dân.

Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có một số vụ tai nạn đối với du khách khi tắm ở đây. Như trường hợp, chiều 17-3, tại khu vực bờ biển thuộc tổ 92, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, 3 sinh viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng tắm biển bị nước cuốn trôi làm Huỳnh Tấn Sang (1991, quê Đại Lộc, Quảng Nam) và Hoàng Văn Luân (1990, quê Đồng Hới, Quảng Bình) thiệt mạng. Chỉ có một sinh viên được cứu sống.

Anh Phan Minh Hải – Phó BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết: Phần lớn các vụ chết đuối, gặp nạn trên biển, ngoài nguyên nhân bệnh lý, có thể do người dân bơi quá xa, hoặc rơi vào vùng xoáy. Tùy theo tháng và thời tiết, chúng tôi xác định mùa cao điểm có đến 60 – 70 “dòng nước xoáy” trên các bãi biển Đà Nẵng.

Theo anh Nguyễn Quốc Vinh - Đội trưởng Đội cứu hộ, BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, việc khảo sát, xác định dòng nước xoáy ngầm (dạng của dòng nước xa bờ) đã được thực hiện nhiều năm nay. Cách xác định là những nơi biển êm, ít gợn sóng hơn các khu vực khác. Không chỉ cắm biển cảnh báo mà lực lượng cứu hộ còn quây phao dọc hai bên “dòng nước xa bờ” trong trường hợp gặp nạn, du khách có thể bám vào các phao quây này.

Hiện đơn vị tăng cường lực lượng chức năng, chia làm 15 đội với 77 thành viên cứu hộ, cứu nạn trên biển thường xuyên khảo sát và cắm biển cảnh báo vùng nước xoáy này. Ngoài ra BQL bố trí các tổ đội cứu hộ có mặt trên các đài canh gác, thuyền thúng ngoài biển trực tiếp quan sát và ngăn chặn các trường hợp bơi quá xa hoặc cố tình tắm ở khu vực đã được cảnh báo, cấm tắm…

MỚI - NÓNG