Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin

Tàu Hoa Sen được đầu tư 1.300 tỷ đồng cùng Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương sẽ được chuyển giao về Tổng Cty Hàng hải Việt Nam
Tàu Hoa Sen được đầu tư 1.300 tỷ đồng cùng Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương sẽ được chuyển giao về Tổng Cty Hàng hải Việt Nam
TP - Ngày 22-6-2010, Đảng ủy Tập đoàn Vinashin và HĐQT Tập đoàn Vinashin đã ký nghị quyết liên tịch về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Vinashin được tái cơ cấu, chẻ làm 3, một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về Tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

>> Cận cảnh con tàu Vinashin: Tập đoàn 2N-Nóng và nợ
>> Cận cảnh con tàu Vinashin: Quản lý công nợ lạ lùng
>> Cận cảnh con tàu Vinashin: Đầu tư hàng trăm triệu đô “ôm” tàu quá đát

Tàu Hoa Sen được đầu tư 1.300 tỷ đồng cùng Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương sẽ được chuyển giao về Tổng Cty Hàng hải Việt Nam
Tàu Hoa Sen được đầu tư 1.300 tỷ đồng cùng Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương sẽ được chuyển giao về Tổng Cty Hàng hải Việt Nam . Ảnh: Đình Quân

Xử lý nghiêm sai phạm

Một trong những nội dung mà Vinashin phải làm ngay và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, là việc tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội trong Tập đoàn; xử lý các sai phạm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc để Tập đoàn Vinashin rơi vào tình cảnh như hiện nay.

Sau nhiều năm thành lập, Tập đoàn Vinashin có những đóng góp nhất định cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển của Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đặc biệt là do đầu tư dàn trải, quản lý công nợ, các dự án còn hạn chế, yếu kém nên tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Vinashin lâm tình trạng hết sức khó khăn với khoản nợ các loại lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ngoài ra, Vinashin cũng phải rà soát, cắt giảm, đình hoãn một số dự án. Bên cạnh đó, Tập đoàn này phải sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức gắn với điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, trọng tâm là quản trị tài chính. Đẩy nhanh thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, giảm vốn hoặc giải thể các công ty thành viên tại các ngành nghề không gắn kết với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn...

Tái cơ cấu- chẻ làm 3

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để giải quyết các khó khăn và thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin, Tập đoàn này sẽ được chia 3. Trong đó một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về Tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Cụ thể, điều chuyển nguyên trạng các doanh nghiệp, các dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí gồm: Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp tàu thủy Lai Vu; Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban Quản lý dự án Khu Công nghiệp Nghi Sơn; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang); Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định) và trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.

Tương tự, 7 đơn vị khác của Vinashin được điều chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm: Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh); Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng); Khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Hậu Giang; Cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau); Công ty Vận tải Biển Đông; Công ty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin; Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác. Thời gian bàn giao từ ngày 1-7 và kết thúc quý III/2010.

Không gây thất thoát tài sản khi chuyển giao

Một trong những nội dung quan trọng của nghị quyết liên tịch giữa Đảng ủy và Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin là các đơn vị liên quan, các đơn vị thành viên- diện được chuyển giao về đơn vị mới phải chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và lộ trình triển khai. Đảm bảo chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp, dự án theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không gây đình đốn sản xuất và thất thoát tài sản nhà nước, giữ vững đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.