Trưa mai, bão vào từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa

Trưa mai, bão vào từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa
TPO - Theo nhận định, chiều tối nay 16-7 sẽ có mưa lớn, trưa mai 17-7, bão số 1 cập bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý, Hà Nội cần rà soát ngay hệ thống tiêu úng nội đô để tránh ngập lụt nặng.

Hà Nội cần rà soát ngay hệ thống tiêu úng nội đô

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Hà Nội sẽ nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão với gió gió giật cấp 7-8, kèm theo mưa lớn.

Phó Thủ tướng lưu ý Hà Nội, cần rà soát ngay hệ thống tiêu úng nội đô. “Chỉ lượng mưa khoảng 150mm như ngày 13-7 vừa qua mà ngập khắp nơi là không ổn. Khi bão vào, lượng mưa lên đến hàng trăm ml Hà Nội xoay trở ra sao. Còn giải thích do quá trình đô thị hóa, đang xây dựng nhiều công trình…dẫn đến bị tắc, tiêu nước chậm thì nói vào thời điểm nào cũng đúng! Hà Nội chưa đánh giá đúng nguyên ngân gây ngập”-Phó Thủ tướng nói.  

Sáng nay 16-7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cuộc họp khẩn cấp Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư ứng phó với cơn bão số 1.

Ông Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, do ảnh hưởng của bão, hôm nay, vùng biển phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) và phía Bắc đảo Hoàng Sa sóng biển cao 6-8 mét, khi bão vào Vịnh Bắc bộ, sóng cao 5-7 mét.

Từ đêm nay 16-7, vùng biển Quảng Ninh - Quảng Bình gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 - 10, giật cấp 11, cấp 12. Từ sáng ngày 17-7 ở các tỉnh đông Bắc bộ, Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Trưa mai, 17-7, lúc bão vào bờ, nước biển dâng, kết hợp với thủy triều có thể cao 4-5 mét.

Ông Tăng nhận định, chiều tối 16-7, khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ có thể có mưa vừa, sáng mai 17-7, có khả năng xảy ra mưa lớn. Mưa có thể cấp tập trong 4-5 giờ liên tục, với mức khoảng 200 mm. Theo ông Tăng, tổng lượng mưa trung bình từ chiều 16-7 đến hết ngày 19-7 có thể lên tới 200-300 mm, đặc biệt một số khu vực ở Hòa Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh Tây Bắc, lượng mưa có thể lên đến 400 mm.

Ông Tăng cảnh báo, các thành phố, thị xã, đặc biệt là khu vực Hà Nội, nếu không sẵn sàng phương án tiêu nước, sẽ gây úng ngập nặng. Riêng đối với các tỉnh Bắc Trung bộ, một lượng mưa lớn có thể thỏa cơn khát đang kéo dài ở khu vực này, tuy nhiên, mưa lớn có thể gây sạt lở, lũ quét nguy hiểm ngay sau đó.

Theo kiểm đếm của Bộ Tư lệnh Biên phòng, đến sáng 16-7, từ Quảng Ninh đến Bình Đình có hơn 52.00 tàu với trên 239.200 lao động; hơn 1.250 lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản. Tất cả tàu thuyền hoạt động trên biển đã được liên lạc và thông báo tình hình bão.

Tuy nhiên, trong số 33 tàu/426 ngư dân (Quảng Nam) đang hoạt động khu vực Hoàng Sa, 16 tàu liên lạc được đã chạy về hướng Trường Sa tránh bão. 17 tàu (237 ngư dân) còn lại, trước đó đã liên lạc được, nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa cho vào trú tránh, và hiện 5/17 tàu trên đã mất liên lạc.

Gần 5.000 tàu đang hoạt động ở khu vực nguy hiểm khác một số đang trú tránh tại đảo Sơn Ca, Song Tử Tây (Quần đảo Trường Sa), một số đã về bờ neo đậu an toàn. Bộ tự lệnh cũng đã bắt hàng loạt pháo hiệu để để tàu thuyền nhận biết tránh trão.

Tránh tâm lý lơ là

Bộ Trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, tàu thuyền về nếu đưa được lên bờ là tốt nhất, vì neo đậu khi gặp sóng to vẫn có thể bị đánh chìm. Ông Phát cũng lo ngại tâm lý xem nhẹ, chưa xác định tầm của cơn bão số 1 của người dân, kể cả lãnh đạo, vì như năm ngoái, mấy cơn bão đầu năm đều chạy về hướng Trung Quốc.

Ông Phát yêu cầu các địa phương sẵn sàng cho phương án di dời dân, lắp đặt thêm các máy bơm dã chiến để tiêu úng. Đặc biệt ở khu vực các đảo ở Quảng Ninh, Hải Phòng; dân nuôi trồng ngoài đê ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, nếu không sẵn sàng khi bão vào sẽ trở tay không kịp.

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, bão Côn Sơn là cơn bão đầu tiên trong năm, đặc biệt lại xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đang bị tác động bởi biển đổi khí hậu, gậy hán hán khác nghiệt nhất trong vòng 100 năm qua. Đây cơn bão mạnh và khó dự đoán cập bờ ở đoạn nào.

Phó Thủ tướng chỉ đạo, thời gian chuẩn bị chỉ còn trong hôm nay 16-7, vì ngày mai bão vào. UBND các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, kêu gọi hết tàu thuyền về nơi trú tránh an toàn; chống chằng nhà cửa chắc chắn để chống bão. Nếu để tàu thuyền neo đậu không đúng kỹ thuật hướng dẫn, để tàu thuyền vỡ, chìm, địa phương phải chịu trách nhiệm. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu EVN phải đảm bảo điện để cấp cho các trạm bơm tiêu úng.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý Hà Nội, cần rà soát loại hệ thống tiêu úng nội đô. “Chỉ lượng mưa khoảng 150mml như ngày 13-7 vừa qua mà ngập khắp nơi là không ổn. Khi bão vào, lượng mưa lên đến hàng trăm ml Hà Nội xoay trở ra sao. Còn giải thích do quá trình đô thị hóa, đang xây dựng nhiều công trình…dẫn đến bị tắc, tiêu nước chậm thì nói vào thời điểm nào cũng đúng! Hà Nội chưa đánh giá đúng nguyên ngân gây ngập”-Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, lập tức thành lập hai đoàn công tác đi thị sát, chỉ đạo trực tiếp. Đoàn của Bộ NN&PTNTN trực tiếp xuống khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng; đoàn của Ủy ban Quôc gia Tìm kiếm cứu nạn kiểm tra ở khu vực Nam Định - Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình.

Sơ tán dân trước 21h tối nay

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, các tỉnh, thành từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để có lệnh cấm biển. Mặt khác, xác định những điểm dân cư có khả năng bị ảnh hưởng để tổ chức di dân, sơ tán, việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Mọi công việc liên quan đến sơ tán phải hoàn thành xong trước 21 giờ tối hôm nay!

Tỉnh Quảng Ninh cần lưu ý tại các mỏ than, hầm than để tránh nguy cơ ngập, gây sập hầm, lò. Bộ Công Thương ngoài việc đảm bảo cung cấp điện trong lúc mưa bão để kịp thời chống úng, ngập cần quan tâm đến an toàn công trình hồ chứa Sơn La và Hòa Bình.

MỚI - NÓNG