Quốc hội cũng có trách nhiệm vụ Vinashin

Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, cần phải có lời xin lỗi nhân dân trong vụ Vinashin. Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, cần phải có lời xin lỗi nhân dân trong vụ Vinashin. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Không khí nghị trường trong ngày đầu Quốc hội thảo luận về kinh tế- xã hội (1- 11) 'nóng' dần khi nhiều đại biểu thẳng thắn 'mổ xẻ' và yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong vụ Vinashin. Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, Vinashin là bài học lớn, trong đó có cả trách nhiệm của Chính phủ và Quốc hội.

>>  Kiến nghị thành lập Ủy ban điều tra vụ Vinashin

Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, cần phải có lời xin lỗi nhân dân trong vụ Vinashin. Ảnh: Hồng Vĩnh
Đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, cần phải có lời xin lỗi nhân dân
trong vụ Vinashin. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) nói rằng, nhân dân rất hân hoan trước những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. Tuy nhiên, ông “vô cùng lo lắng trước những khuyết điểm nghiêm trọng trong điều hành nền kinh tế”. Đại biểu này cho rằng, món nợ khổng lồ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin không dưới 100.000 tỷ đồng - món nợ mà một tỉnh thu nhập ngân sách 1.000 tỷ đồng/năm phải “làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi”.

Dẫn báo cáo của Chính phủ rằng Chính phủ có trách nhiệm và đã nghiêm túc kiểm điểm, ông Thuyết cho rằng: Trong trường hợp này, các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội chứ không thể nhận khuyết điểm chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ.

Ông Thuyết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời nhằm xem xét, làm rõ trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong sự việc này. Trên cơ sở đó, vào cuối kỳ họp tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) bày tỏ, sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm, nhưng vì có biểu hiện bao che, ưu ái, nuông chiều nên “cái ung, nhọt lâu ngày đã vỡ để lại hậu quả hết sức nặng nề”. Ông Cuông cho rằng, tổng vay nợ của Vianshin có thể lên đến 120.000 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi công dân Việt Nam phải gánh nợ cho Vinashin khoảng 1,5 triệu đồng. Ông Cuông cũng tán thành kiến nghị của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết về việc lập ủy ban lâm thời.

Quốc hội cũng có trách nhiệm

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng, Vinashin mới không thể chỉ là Vinashin cũ cộng với bộ máy lãnh đạo mới. Tái cấu trúc Vinashin không chỉ là bán bớt tài sản của Vinashin để trả nợ, thu hẹp ngành nghề và thay đổi nhân sự lãnh đạo tập đoàn. Một Vinashin mới phải là một điển hình đổi mới của doanh nghiệp Nhà nước. Điều này đòi hỏi phải có những chuyển đổi phù hợp trong tư duy và luật pháp về doanh nghiệp Nhà nước.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, Vinashin là bài học lớn, trong đó có cả trách nhiệm của Chính phủ và Quốc hội. Bà Nga nói, ngay từ giai đoạn đầu tiên thí điểm thành lập tập đoàn, chúng ta đã bỏ qua bước thể chế hóa hoạt động của tập đoàn, chỉ dùng các quyết định cá biệt để thành lập từng tập đoàn. Trong khi chưa có báo cáo tổng kết thí điểm, các tập đoàn mới vẫn lần lượt ra đời.

“Việc thí điểm liên quan đến hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước mà về mặt pháp luật không ràng buộc trách nhiệm của Quốc hội, chỉ đặt trách nhiệm quá nặng nề lên vai Chính phủ là chưa thật hợp lý”- Bà Nga nhận định.

Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) bày tỏ, chúng ta đã tách chức năng quản lý hành chính nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu. Nhưng trong thực tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính đang làm Chủ tịch HĐQTSCIC; Thứ trưởng Bộ Công thương làm Chủ tịch TKV và Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty 91. Bà Loan đặt câu hỏi: “Tại sao Thủ tướng bận trăm công nghìn việc điều hành chung đất nước mà lại còn phải trực tiếp quản lý, điều hành các tập đoàn, tổng công ty này?”.

MỚI - NÓNG