Nỗi lo thiếu thuốc, viện phí tăng

Nhiều bệnh viện tại TPHCM đứng trước nguy cơ thiếu thuốc điều trị Ảnh: Lê Nguyễn
Nhiều bệnh viện tại TPHCM đứng trước nguy cơ thiếu thuốc điều trị Ảnh: Lê Nguyễn
TP - Giá thuốc tăng cao, doanh nghiệp dược “dọa” cắt hàng khiến nhiều bệnh viện lo thiếu thuốc điều trị. Trong khi, nhiều dịch vụ khám chữa bệnh y tế tư nhân, đang nhích giá từng ngày.

> Để thuốc giá rẻ đến tay người nghèo
> Thanh tra giá một số mặt hàng

Nhiều bệnh viện tại TPHCM đứng trước nguy cơ thiếu thuốc điều trị Ảnh: Lê Nguyễn
Nhiều bệnh viện tại TPHCM đứng trước nguy cơ thiếu thuốc điều trị.
Ảnh: Lê Nguyễn.

Mặc dù đã chuẩn bị lượng thuốc lớn nhưng BV Ung bướu TPHCM vẫn đứng trước nguy cơ thiếu thuốc khi lượng thuốc chỉ đủ dùng đến giữa tháng 4 này. Bác sĩ Lê Hoàng Minh- GĐ BV Ung bướu cho biết, mỗi ngày nơi đây có hơn 1.800 lượt bệnh nhân khám và điều trị nội trú, đó là chưa kể có gần 1.000 bệnh nhân ngoại trú nên cần rất nhiều thuốc.

Bệnh viện xem xét xong hồ sơ dự thầu và sẽ công bố kết quả trúng thầu cung ứng thuốc trong tuần tới. Nhưng giá thầu thuốc năm nay được áp đặt theo giá trúng thầu năm ngoái nên không biết các công ty có bỏ thầu hay không”- bác sĩ Minh lo lắng.

Theo DS Nguyễn Văn Hồng- Quyền Trưởng khoa Dược BV Chợ Rẫy TPHCM, BV này cũng lo thiếu thuốc, bởi mỗi ngày có khoảng 2.500 bệnh nhân điều trị nội trú và 3.000 - 4.000 bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú, đó là chưa kể 45% bệnh nhân BHYT vượt tuyến. Việc lấy theo giá thầu cung ứng thuốc năm 2010 chưa biết có được các công ty dược chấp nhận hay không.

Bác sĩ Trịnh Vĩnh Hưng - GĐ BV Đa khoa khu vực Thủ Đức cũng cho biết thuốc dự trữ còn dùng tới tháng 5 hoặc tháng 6 nhưng nếu đến thời điểm trên vẫn chưa có kết quả thầu, bệnh viện sẽ thiếu thuốc.

Khoa Dược BV Nguyễn Tri Phương đã hết nhiều loại thuốc từ hơn tháng nay nhưng chưa được cung ứng. Kháng sinh đặc trị viêm màng não colistin đã hết hàng buộc hàng loạt bệnh nhân điều trị tại đây phải chạy ra bên ngoài mua.

Trong khi đó, một số công ty dược đã “đánh tiếng” cắt hàng hoặc không tham gia đấu thầu khi giá thuốc đang leo thang nhưng vẫn áp thầu của năm 2010. Nhiều lãnh đạo công ty dược cho rằng, tỷ giá ngoại tệ cao, giá xăng tăng kéo theo vận chuyển lên gấp đôi nên không thể buộc họ bán thuốc theo giá cũ.

Sợ viện phí

Giá cả leo thang khiến các giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân tăng lên chóng mặt. Giá chụp CT Scan tại BV Hoàn Mỹ hay An Sinh cũng đã lên 1,3 triệu đồng/lần, trong khi trước đó dao động từ 700.000 đến 1,2 triệu đồng.

Tại các bệnh viện tư khác như Triều An, Hồng Đức, Vũ Anh..., giá các loại dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như: MRI dao động từ 2-3 triệu đồng/lần chụp; CT Scan cũng tăng lên 100.000 đồng/lần chụp. Trong khi giá khám bệnh ở các bệnh viện công vẫn ở mức 20.000-30.000 đồng/lần, tại Bệnh viện FV ở quận 7 đã nhảy lên hơn 20USD.

Tại Bệnh viện Bình Dân, giá khám dịch vụ vẫn 50.000 đồng, nội soi dạ dày 125.000 đồng, nội soi đại tràng 250 nghìn đồng; ở BV Nhân dân 115, giá khám dịch vụ 70.000 đồng, khám theo yêu cầu 100 nghìn đồng/lần cho người trong nước, 200 nghìn đồng/lần cho người nước ngoài, siêu âm tổng quát 80.000 đồng...

Theo lãnh đạo một số bệnh viện, do chi phí điện, nước, trang thiết bị... tăng cao nên giá dịch vụ phải tăng theo.

Giá khủng nhất phải kể đến BV Vũ Anh ở quận Gò Vấp khi khám tổng quát cho bệnh nhân nam lên đến 2,36 triệu đồng/ca, khám tổng quát nữ hơn 2,7 triệu/ca; nằm phòng VIP phải trả 1,8 triệu/người/ngày, trong khi phòng hậu phẫu phải chi đến 3 triệu/người/ngày.

Dịch vụ sinh thường trọn gói ở đây hơn 11 triệu đồng, sinh mổ trọn gói khoảng 16 triệu đồng/ca. Trong khi chạy thận nhân tạo ở các bệnh viện công từ 300 nghìn - 700 nghìn đồng/ca thì tại đây tăng từ 130 USD/mỗi lần chạy thận.  

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG