'Cò' hộ chiếu tung hoành

Trong khuôn viên của Phòng PA61, cò L (X) đang ghi tờ khai sau khi đã thỏa thuận với khách. Người phụ nữ đứng bên cạnh cũng là một cò quen thuộc với nhiều người dân đến làm thủ tục cấp hộ chiếu. Ảnh chụp sáng 31-3-2011 Ảnh: N.H
Trong khuôn viên của Phòng PA61, cò L (X) đang ghi tờ khai sau khi đã thỏa thuận với khách. Người phụ nữ đứng bên cạnh cũng là một cò quen thuộc với nhiều người dân đến làm thủ tục cấp hộ chiếu. Ảnh chụp sáng 31-3-2011 Ảnh: N.H
TP - Có mặt tại khu vực tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu (PA61 - Công an tỉnh Hải Dương) những ngày cuối tháng 3, mới hiểu vì sao người dân có nhu cầu làm hộ chiếu thường tặc lưỡi: qua 'cò' cho nhanh.

> Dịch vụ 'làm lậu' hộ chiếu 'siêu tốc' ở Hà Tĩnh

> Sẽ bắt 'cò' ngân hàng làm dân khốn đốn?

Trong khuôn viên của Phòng PA61, cò L (X) đang ghi tờ khai sau khi đã thỏa thuận với khách. Người phụ nữ đứng bên cạnh cũng là một cò quen thuộc với nhiều người dân đến làm thủ tục cấp hộ chiếu. Ảnh chụp sáng 31-3-2011 Ảnh: N.H
Trong khuôn viên của Phòng PA61, L (X) đang ghi tờ khai sau khi đã thỏa thuận
với khách. Người phụ nữ đứng bên cạnh cũng là một quen thuộc
với nhiều người dân đến làm thủ tục cấp hộ chiếu. Ảnh chụp sáng 31-3-2011.
Ảnh: N.H.

Nhiều người qua

Trong vai người cần làm gấp hộ chiếu để đi du lịch nước ngoài, đầu chiều 29-3, tôi có mặt ở khuôn viên phòng tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp hộ chiếu của PA61- Công an tỉnh Hải Dương. Thoáng thấy tôi, người đàn ông chừng ngoài 50 tuổi (sau này tôi mới biết là L) ngồi trên ghế dài ngoài hiên với một tập mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu đon đả: “Chú làm nhanh hay chậm, để tôi xử lý cho”. Tôi chưa kịp nói gì, L ra giá “làm trong 9-10 ngày là 6 trăm (600 ngàn đồng), làm nhanh thì 3 ngày, mất triệu rưỡi (1,5 triệu đồng)”.

Thấy tôi băn khoăn, L trấn an: “Yên tâm đi, anh làm ở đây cả chục năm rồi. Bảo đảm uy tín, chất lượng”. Nói đoạn, L đưa ra một loạt danh sách được ghi trong cuốn sổ nhỏ bao gồm tên, tuổi, chứng minh thư và điện thoại những người mình đã làm dịch vụ cho để chứng minh độ uy tín.

Tôi liếc nhìn chiếc túi khá to mở khóa đặt bên cạnh L, bên trong là cả chục quyển màu xanh lá cây giống như hộ chiếu. Thấy vậy, L chìa hẳn ra vỗ bộp bộp vào túi “Đấy, tôi còn đang cầm hộ chiếu của khối người, đợi họ đến lấy. Yên tâm đi, làm chỗ này là đàng hoàng”. Tôi chần chừ ra vẻ đắt quá và còn chờ một người thân nữa làm thủ tục một thể, ông ta giảm xuống còn 1,4 triệu đồng/hộ chiếu làm nhanh, cho tôi số điện thoại 09123...047 và dặn “Lát nữa người nhà chú đến thì làm luôn đi”. Vừa dứt câu chuyện với tôi, L tiếp luôn mấy người khách khác đang có nhu cầu.

Một cò dân làm hộ chiếu quen mặt. Ảnh chụp sáng 31-3-2011 Ảnh: N.Q
Một dân làm hộ chiếu quen mặt. Ảnh chụp sáng 31-3-2011. Ảnh: N.Q.

Xong xuôi mỗi trường hợp, L đều tự tay ghi đầy đủ các thông số trên tờ khai cho khách, thu một phần tiền thỏa thuận rồi đứng dậy vào phía trong tự tay nộp tờ khai và bảo khách ngồi chờ đến lượt cán bộ gọi tên mình để hoàn tất thủ tục. Công đoạn cuối cùng là trao đổi với khách số điện thoại hẹn khi nào có hộ chiếu sẽ alô.

Một lúc sau, đợi dịp ông ta vãn khách, tôi quay lại than “giá một triệu rưỡi là anh ăn dày quá đấy”. Ông ta đứng phắt dậy: “Không đâu chú ơi, mỗi chiếc tôi chỉ được một tí thôi”. “Thế tí là bao nhiêu?”. “Đúng một trăm (100 ngàn đồng)”.

Tôi tiếp tục tìm cớ lảng đi. Lúc này, người xin cấp hộ chiếu đến khá đông. Bộ bàn ghế dài kê ngoài hiên đã bị L và một nữ chiếm chỗ từ đầu giờ, nay càng đông người viết, kẻ đọc. Bên trong phòng tiếp nhận tờ khai, kẻ đứng người ngồi nhốn nháo thỏa thuận giá cả nhanh - chậm chẳng khác gì chợ.

Mặc dù Trung tá Đinh Mai Hương, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, đang xử lý công việc nhưng một vài người mặc thường phục thản nhiên qua lại vách ngăn, vào cả nơi làm việc dành cho cán bộ, chiến sĩ công an khiến nhiều người ngỡ đó là cán bộ Đội quản lý Xuất - Nhập cảnh thuộc PA61, nhưng không phải, hóa ra toàn cò.

Đa số người đến xin cấp hộ chiếu là dân đi xuất khẩu lao động đến từ các huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Chí Linh của Hải Dương. Nhiều người nói thanh niên quê vốn chân lấm tay bùn, khi có việc cần đến cơ quan công an, nói chung tâm lý sợ bị hỏi han nhiều và cũng ngại đi lại. Một người tên Huy đến từ Cẩm Giàng cho biết, định đi lao động tại Malaysia. Hộ chiếu của Huy đã hết hạn, nay xin cấp mới.

Huy bảo đã chấp nhận bỏ ra 600 ngàn đồng để cho xong việc. Quan sát cho thấy rất nhiều người đến xin cấp hộ chiếu hôm ấy đều qua tay cò. Giá hộ chiếu qua cò là 500 - 700 nghìn đồng nếu làm trong 8 ngày. Làm nhanh 3 ngày bị làm giá từ 1,3 - 1,6 triệu đồng, trong khi quy định nhà nước thu là 200.000 đồng/hộ chiếu với trường hợp xin cấp lần đầu.

Người làm hộ chiếu qua có thể nộp tiền trực tiếp cho họ. Trong gần một tiếng, tôi được 5 trong khoảng 10 ở đây tiếp thị cả tên và số điện thoại cùng khung giá mềm chưa thỏa thuận, trong đó có cả đang trong biên chế lực lượng cảnh sát cơ động -Công an tỉnh Hải Dương.

Đây là tờ biên nhận của PA61 - Công an tỉnh Hải Dương với lời hẹn: “Hẹn thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ và chuyển hồ sơ trên về Cục quản lý XNC - BCA để cấp hộ chiếu vào ngày 25-3-2011” Ảnh: N.H
Đây là tờ biên nhận của PA61 - Công an tỉnh Hải Dương với lời hẹn:
“Hẹn thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ và chuyển hồ sơ trên
về Cục quản lý XNC - BCA để cấp hộ chiếu vào ngày 25-3-2011”.
Ảnh: N.H.

Khó trị dứt điểm

Theo quy định, thời gian cấp hộ chiếu và hẹn trả cho công dân là 8 ngày làm việc. Tuy nhiên, những người dân ngay từ đầu không chịu qua mà tôi đã gặp đều bị hẹn trả hộ chiếu với thời gian dài hơn nhiều. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Duy Th ở Tứ Kỳ, số hộ chiếu được cấp là B5130552.

Ngày 11-3, sau khi nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu tại Đội quản lý Xuất - Nhập cảnh của Công an tỉnh Hải Dương, anh Th. được hẹn trả hộ chiếu vào ngày 25-3, tức sau 14 ngày. Đúng hẹn, anh đến Công an tỉnh Hải Dương được cán bộ lại hẹn tiếp vào ngày 8-4 lấy hộ chiếu.

Nhưng do đến ngày 30-3, anh Th phải có hộ chiếu nộp cho công ty trên Hà Nội để kịp làm thủ tục xuất cảnh sang lao động tại Ảrập Xêut, nên anh Th. cho biết phải chấp nhận mất thêm chi phí qua môi giới. Kết quả là ngay chiều 29-3, Th có trong tay hộ chiếu. Th chép miệng: “Biết vậy, nhờ môi giới luôn cho rảnh, đằng nào cũng thế, vừa đỡ mất thời gian đi lại”.

Làm việc với phóng viên Tiền Phong, Trung tá Phạm Thị Miên, Đội trưởng Đội quản lý Xuất - Nhập cảnh, xác nhận đúng là có những người phải hẹn lại lần sau mới có hộ chiếu để trả cho họ.

Theo Trung tá Miên, đó là trường hợp bị phát hiện sơ xuất trong hồ sơ và yêu cầu bổ sung. Riêng trường hợp cụ thể mà Tiền Phong phản ánh, Trung tá Miên cho biết sẽ kiểm tra và trả lời sau. Tuy nhiên, cho đến nay, tức là sau 10 ngày phóng viên cung cấp thông tin, chúng tôi chưa nhận được hồi âm chính thức từ Đội quản lý Xuất - Nhập cảnh về việc này.

Được hỏi vì sao để lộng hành như vậy, Trung tá Miên cho biết đã liên tục dẹp bỏ nhưng vẫn chưa ngăn chặn được triệt để. Trong khi đó, cán bộ nhận hồ sơ, Trung tá Đinh Mai Hương, phân trần đại ý rằng, một số là cán bộ, chiến sĩ công an đã về hưu, nên có sự nể nang trong ứng xử.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG