Lỗ của EVN chia đều cho các đợt tăng giá

Những cảnh mất điện như thế này sẽ còn tái diễn dù giá điện liên tục tăng cao Ảnh: Xuân Phú
Những cảnh mất điện như thế này sẽ còn tái diễn dù giá điện liên tục tăng cao Ảnh: Xuân Phú
TP - Theo ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dù được phép điều chỉnh giá điện theo thị trường từ 1-6, nhưng khó tăng giá đúng thời điểm trên vì còn phải chờ các thông tư hướng dẫn. Ông Tri cho biết, khoản lỗ của EVN sẽ được chia đều cho các đợt tăng giá.

> Kích thích tiết kiệm điện
> Độc quyền & thị trường
> Giá điện cần tăng, giảm theo mùa
> Từ 1-6, giá điện theo cơ chế thị trường

Những cảnh mất điện như thế này sẽ còn tái diễn dù giá điện liên tục tăng cao Ảnh: Xuân Phú
Những cảnh mất điện như thế này sẽ còn tái diễn dù giá điện liên tục tăng cao.
Ảnh: Xuân Phú.

Khó tăng giá ngay

Trao đổi với báo chí xung quanh việc thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường ngày 22-4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết Thủ tướng đã có quyết định cho phép EVN tự động điều chỉnh giá bán điện bình quân khi các thông số đầu vào có biến động lớn với mục tiêu để giá điện phản ánh biến động của thị trường một cách kịp thời.

Vì vậy Quyết định 24 được xây dựng, trong trường hợp có điều chỉnh theo cơ chế tự động thì chỉ tham khảo ý kiến của Bộ Công Thương và Tài chính, không tham khảo ý kiến cơ quan, đoàn thể khác. Việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức xã hội chỉ thực hiện khi điều chỉnh giá điện một cách toàn diện và tính hết các thông số đầu vào.

Về quy trình, khi cần điều chỉnh trên 5%, EVN xây dựng phương án, Bộ Tài chính thẩm định, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Sau 15 ngày Thủ tướng chưa có ý kiến thì EVN được phép điều chỉnh trong phạm vi 5%.

"Chúng tôi là doanh nghiệp duy nhất chỉ muốn càng bán ít hàng được càng tốt vì đỡ phải phát dầu, càng đỡ lỗ" - Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN 

Bộ cũng có chỉ đạo EVN nhanh chóng chuyển đổi các hợp đồng mua bán điện theo Thông tư 41 mới được ban hành.

Theo đó, khi thông số đầu vào là giá nhiên liệu, tỷ giá thay đổi thì giá điện EVN mua của các doanh nghiệp phát điện sẽ được điều chỉnh tăng. Như vậy, về lý thuyết một năm có thể điều chỉnh giá điện 4 lần nhưng việc thực hiện phải công khai minh bạch và đảm bảo sự ổn định kinh tế xã hội.

Về khả năng giá điện có tăng trong thời gian tới, ông Vượng cho rằng đến nay chưa đưa đủ cơ sở để nói từ 1-6 giá điện có được điều chỉnh tiếp hay không. Theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, giá điện được điều chỉnh khi ba thông số đầu vào cơ bản quyết định giá điện (tỷ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu nguồn điện phát) thay đổi từ 5% trở lên. Ba thông số này sẽ lấy theo các số liệu quá khứ.

Từ 1-3 vừa rồi, Chính phủ đã phê duyệt giá điện mới cho năm 2011. Chúng ta sẽ theo dõi từ tháng 3, 4, 5 nếu các thông số này thay đổi khiến giá bình quân lớn hơn 5% thì từ tháng 6 sẽ xem xét điều chỉnh giá bán điện.

“Tuy nhiên, để quyết định giá điện có điều chỉnh từ 1-6 hay không còn phụ thuộc Bộ Công Thương xem xét việc điều chỉnh giá điện có phù hợp, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô hay không. Đến nay chưa có cơ sở để nói giá điện có điều chỉnh tiếp hay không”- Ông nói.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đinh Quang Tri cũng cho rằng không thể khẳng định được giá điện sẽ tăng thế nào và khi nào trong thời gian tới. Về lý thuyết, cứ 3 tháng là được điều chỉnh nhưng chúng tôi phải chờ Thông tư hướng dẫn cách tính của Bộ Tài chính. EVN là tập đoàn nhà nước nên cũng phải theo chỉ đạo của Chính phủ.

“Cá nhân tôi nghĩ từ 1-6 cũng không thể nào kịp để tăng giá điện do phải có thông tư hướng dẫn. Hơn nữa những thời điểm nào nhạy cảm thì phải nghiên cứu” - Ông Tri nói.

Thủy điện Yaly cạn kiệt vì thiếu nước (ảnh tư liệu) Ảnh: Thanh Thúy
Thủy điện Yaly cạn kiệt vì thiếu nước (ảnh tư liệu). Ảnh: Thanh Thúy.

Chưa tính tiền trích Quỹ Bình ổn vào giá điện

Ông Vượng cũng cho biết việc xây dựng Quỹ Bình ổn giá điện sẽ được giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn cơ chế hình thành và quản lý, sử dụng. Việc xây dựng cơ chế hình thành, quản lý Quỹ sẽ được thực hiện rất cẩn trọng, lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành.

Bà Nguyễn Thanh Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết việc xây dựng và cơ chế sử dụng Quỹ Bình ổn giá điện là vấn đề rất phức tạp vì giá điện không như các mặt hàng khác. Theo quyết định của Thủ tướng, Quỹ được hình thành từ chi phí sản xuất kinh doanh điện. Khi đã có mức trích quỹ, chắc chắn chi phí của giá điện sẽ cao hơn.

“Hiện ngành điện vẫn còn treo nhiều khoản chi phí khác chưa được tính vào giá bán điện nên trước mắt có thể trong một năm tới tiền hình thành Quỹ bình ổn chưa thể đưa vào giá bán điện. Khi nào xử lý hết các khoản đang treo của EVN thì lúc đó mới tính đến việc đưa chi phí hình thành Quỹ vào giá bán điện” - Bà Hương nói.

Lỗ sẽ chia đều cho các đợt tăng giá

Ông Đinh Quang Tri cho biết các khoản treo, chưa được tính vào giá điện hiện nay gồm 2 phần. Phần thứ nhất là các khoản lỗ của 2010. Trong phương án giá điện năm 2010 tính còn thiếu so với thực hiện thực tế của EVN trên 11 nghìn tỷ đồng. EVN năm 2010 lỗ trên 8.000 tỷ đồng. Trong phương án giá điện 2011 cũng chưa được tính các khoản lỗ này do Cục Điều tiết Điện lực yêu cầu cần có kiểm toán.

Hiện EVN đang tiến hành kiểm toán, dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6 mới có kết quả chính thức. Khi đó EVN sẽ báo cáo Bộ và xây dựng phương án phân bổ các chi phí lỗ trên trong các đợt tăng giá điện.

Trong báo cáo tài chính, tính đến 31-12-2010, chênh lệch tỷ giá cũng làm EVN lỗ trên 17.000 tỷ đồng. “Chúng tôi đã xin Chính phủ trong các năm 2009, 2010 cho phép EVN chỉ trích những khoản đã đến hạn phải trả vào giá thành.

Những khoản chênh lệch tỷ giá chưa đến hạn thì cứ treo đó. Nếu hạch toán toàn bộ chênh lệch này trong một năm thì giá điện sẽ tăng không hợp lý lắm. Quan điểm của chúng tôi là cho phép trích dần để cho người dân chịu đựng được”- Ông Tri nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG