Chi cả nghìn USD chạy đua cho con vào lớp 1

Chi cả nghìn USD chạy đua cho con vào lớp 1
Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: minh họa - Internet

Chi cả nghìn USD chạy đua cho con vào lớp 1

Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm.

Học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng năm học mới
Học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: minh họa - Internet

Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức "giá" vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.

Nhà nhà "chạy đua"

Một phụ huynh nhà ở Lê Trọng Tấn nhưng muốn xin cho con vào học ở một trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng với lý do gần cơ quan, tiện cho việc đưa đón con, nhất quyết phải xin cho con học bằng được ở đó dù phải tốn kém. Để con có một suất học, chị đã phải chi 1.200 USD.

Hay muốn có một suất học ở một trường điểm tại quận Ba Đình, được đánh giá là có môi trường học tập thân thiện, quan hệ thầy trò được coi trọng, có phụ huynh cũng phải chi tới 3.000 USD.

Với các trường "thường thường bậc trung," giá cũng phải từ 300 USD đến 800 USD, tùy theo "cơn sốt" của các phụ huynh.

Một phụ huynh từng xin cho con trai vào lớp chọn ở trường K.T chia sẻ kinh nghiệm tuy trường chỉ thuộc loại "trung bình" nhưng chị cũng phải mất ngót 1.000 USD.

Gần trường K.T, trường K.L được đánh giá là tốt nhất khu vực đó, muốn con được nhận vào trường cũng phải mất vài nghìn USD mà chưa chắc đã được, nếu không có người "mối lái."

Lách luật để con vào trường chọn

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông Nguyễn Văn Trường cho biết nếu chia bình quân tổng số học sinh trong độ tuổi trên địa bàn cho các trường thì không có vấn đề gì, nhưng do mật độ phân bố dân cư không đều, thường tập trung ở những khu đô thị mới nên áp lực tuyển sinh đè nặng lên các trường công lập quanh khu vực.

Bên cạnh đó, việc đăng ký tạm trú hiện nay rất đơn giản, vì vậy các trường thường phải áp dụng thêm các quy định để "lọc" đối tượng tuyển sinh, chẳng hạn chỉ tuyển những trường hợp đăng ký trước khi nhập học từ 1 năm đến 2 năm.

Thực tế, có nhiều gia đình chỉ tìm cách đăng ký tạm trú cho con vào hộ khẩu của người thân, bạn bè chứ không sinh hoạt tại địa chỉ này nên người dân địa phương phản ứng rất mạnh khi con em họ không đủ chỗ học.

Giải quyết thực trạng này, bà Cao Thị Bích Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đề xuất lãnh đạo thành phố có yêu cầu cụ thể với công an các quận, huyện, thị xã, tăng cường quản lý các hộ dân khi thực hiện Luật Cư trú, nhất là vào mùa tuyển sinh.

Quận Hoàn Kiếm đã có văn bản chỉ đạo riêng với công an quận để tránh tình trạng một hộ với diện tích nhà chưa đầy 30m2 mà nhập khẩu cho cả gần chục cháu để được nhập học ở các trường trên địa bàn.

Còn Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo quận Đống Đa Nguyễn Duy Long cho biết khu tập thể Kim Liên cũ sau khi được xây mới đã khiến số trẻ lớp 1 ra lớp dự kiến lên tới 550 cháu, cao hơn gấp đôi so với năm ngoái. Điều này gây sức ép rất lớn lên hệ thống trường tiểu học quanh khu vực, đặc biệt là Trường Tiểu học Kim Liên.

Còn ở khu Nam Thành Công - nơi có thêm 2 khu nhà ở và văn phòng cao gần ba chục tầng thì đã có tới 538 trẻ đến tuổi vào lớp 1.

Mặc dù đã được cho phép tuyển sinh "du di" so với điều lệ là 50 học sinh/lớp, nhưng Trường Tiểu học Nam Thành Công cũng chỉ đủ điều kiện tiếp nhận tối đa 9 lớp. Như vậy là còn tới gần 100 cháu sẽ khó tìm lớp học.

Về phương án tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2011-2012, lãnh đạo Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội khẳng định bảo đảm đủ chỗ cho học sinh, tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi tình trạng áp lực cục bộ tại một số khu vực, đòi hỏi các quận, huyện, thị xã phải có kế hoạch tuyển sinh hợp lý.

Việc giao quyền chủ động cho các đơn vị trong phân tuyến tuyển sinh là điều được lãnh đạo ngành nhấn mạnh để bảo đảm quyền lợi cho mọi đối tượng học sinh và tránh bức xúc trong dư luận.

Phương Anh
TTXVN/Vietnam+

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.