Bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ tối thượng

PGS- TS Lê Trọng chỉ ra những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa
PGS- TS Lê Trọng chỉ ra những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa
TP - Thời gian gần đây, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Xã hội, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển Quốc tế học, PGS-TS Lê Trọng đã đi sâu nghiên cứu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

> 'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền'

PGS- TS Lê Trọng chỉ ra những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa
PGS- TS Lê Trọng chỉ ra những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông vừa xuất bản cuốn sách Con Hoàng Sa nhớ mẹ. Trước việc tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 2, PGS- TS Lê Trọng bày tỏ:

Việc tàu Trung Quốc liên tục uy hiếp, bắt bớ ngư dân Việt Nam, mới đây nhất là tàu hải giám của họ cắt dây cáp của tàu Bình Minh 2 ngay trên thềm lục địa của chúng ta thì rõ ràng đứng về luật, lý quốc tế, Trung Quốc vi phạm lãnh thổ nước khác. Đặc biệt là căn cứ vào Luật Biển năm 1982.

Theo tôi những hành động gần đây của Trung Quốc là phương pháp thăm dò, thử phản ứng của ta, hòng bắt Việt Nam chấp nhận lý thuyết đường lưỡi bò phi lý. Họ chưa thể dùng vũ lực chiếm biển Đông vì còn ngại cộng đồng quốc tế. Nếu ta sợ sệt, Trung Quốc càng lấn tới. Lấn tới bằng nhiều thủ đoạn. Họ chỉ dọa được nước yếu, nước hèn.

Nhưng qua phản ứng việc tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp của tàu Bình Minh 2, tôi thấy chúng ta luôn có ý chí bảo vệ Biển Đông. Tôi nghĩ, trước hành động trắng trợn ngang ngược này, chúng ta đủ bằng chứng và tư cách pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Nhiều năm gắn bó với đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, ông nhận thấy ngư dân ở đây có bị ảnh hưởng trước sự uy hiếp, bắt bớ của tàu Trung Quốc?

Từ ngàn đời nay, người dân Lý Sơn đã ra khơi đánh cá. Hàng nghìn người dân đảo Lý Sơn đổ xương máu suốt chiều dài lịch sử để bảo vệ vùng biển quê hương, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa như hai câu thơ của ông cha Lý Sơn đã lưu hậu thế, treo ở đình làng An Vĩnh:

“Ân đức dựng xây miền đảo Lý; Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa”.

Vậy mà giờ đây, nhiều người dân ra khơi đánh cá trên vùng biển của cha ông lại bị bắt bị cướp. Rất nhiều lần Trung Quốc dùng tàu kiểm ngư và hải quân bắt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, trong đó ngư dân ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi quê tôi bị bắt nhiều nhất. Nhiều ngư dân kiệt quệ gia sản, không còn đường sống.

Nhưng chắc hẳn bản thân ngư dân cũng biết rằng Trung Quốc hành động như vậy không chỉ để bắt tàu cướp của?

Ngư dân Lý Sơn đã chỉ ra âm mưu của Trung Quốc: “Một trong những thủ đoạn bành trướng lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc là dùng vũ lực hải quân có tàu to súng lớn bắt tàu đánh cá Việt Nam, lấy hết phương tiện, tịch thu cá, tàu để lâu ngày cho sạt nghiệp và không dám hành nghề nữa.

Không dám hành nghề trên biển của mình thì Biển Đông sẽ thành của Trung Quốc. Vì trong khi hành nghề trong vùng biển Việt Nam, nào có thấy tàu quân sự tuần phòng của ta đâu, chỉ thấy tàu hải quân của Trung Quốc lùng sục bắt tàu, cướp của, đánh đập giam người hàng tháng, bắt nộp tiền phạt...mà thôi?!”

Từ những hành động thô bạo của phía Trung Quốc, ngư dân nói: “Trung Quốc đã tự xưng là một đất nước văn minh và gần đây, các nhà lãnh đạo cao cấp hai nước đã luôn nói và viết là phải cùng nhau thực hiện phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Thế nhưng thực tế đang diễn ra lại khác?

Nhưng không phải vì thế mà ngư dân Lý Sơn sợ hãi, không dám ra khơi. Họ vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo, vì để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo ông, trước những hành động gần đây của Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Tôi nghĩ, chúng ta không gây chiến nhưng cần có biện pháp bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ ngư dân. Theo tôi, chúng ta phải có những đoàn tàu kiểm ngư, phải có những đội hùng binh, những lực lượng đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền.

Mặt khác, Việt Nam cùng với các nước khác trong khu vực đoàn kết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao cần kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái phi lý của Trung Quốc về Biển Đông.

Tôi nghĩ cũng cần phải tuyên truyền sâu rộng cho tất cả người dân Việt Nam (không chỉ ngư dân) về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bảo vệ nó là nhiệm vụ tối thượng của người dân Việt. Khuyến khích các nhà khoa học, giới sử học nghiên cứu về biển đảo của Tổ quốc.

Trong mấy chục năm nay, tôi âm thầm nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa, về Biển Đông vì trách nhiệm công dân “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Có những điều mình biết mà không nói là có tội. Tôi sẽ công bố kết quả nghiên cứu của mình khi cần thiết.

Xin cảm ơn ông.

PGS.TS Lê Trọng sinh ra ở Cù Lao Ré, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Trong kháng chiến ông từng bị giặc bắt tù đày và vượt ngục thành công. Nhiều năm qua, ông đã đi thực tế với ngư dân trên các vùng biển, theo tàu đánh cá ra Biển Đông để nghiên cứu nhiều công trình khoa học.

 
 

Phùng Nguyên (Thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG