Bão kỳ dị thách thức dự báo

Bão kỳ dị thách thức dự báo
TP - Thêm một lần nữa, các chuyên gia khí tượng gặp khó khăn khi dự báo đường đi của cơn bão số 2 vừa qua. Cơn bão làm 27 người chết và mất tích.

> Khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau bão, lũ

Bão kỳ dị thách thức dự báo ảnh 1
 

PGS.TS Phan Văn Tân, Chủ nhiệm Bộ môn Khí tượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải việc khó dự báo hiện tượng thời tiết bất thường trên biển Đông.

Khu vực Đông Dương (trong đó có Việt Nam) và biển Đông là nơi chịu tác động rất phức tạp của các hệ thống gió mùa, của ENSO - trạng thái trung gian của El Nino và La Nina, hai dòng hải lưu nóng và lạnh trên Thái Bình Dương có tác động chi phối rất mạnh đến thời tiết toàn cầu... Bởi thế, bài toán dự báo bão trên khu vực Biển Đông luôn là một thách thức lớn đối với giới chuyên môn.

Chúng ta có thể tham khảo một số cơn bão có đường đi kỳ dị như thế nào trên biển Đông. Chẳng hạn cơn bão số 23 ở Tây Bắc Thái Bình Dương năm 1994; cơn bão số 27 năm 1996; cơn bão số 16 năm 2006; và kỳ dị nhất có lẽ là cơn bão WAYNE năm 1986, kéo dài từ 16-8 đến 6-9 (ảnh).

Đến nay, hiểu biết của con người về động lực học bão, nhất là bão nhiệt đới, còn rất hạn chế. Ngay Hoa Kỳ được đầu tư nghiên cứu rất bài bản, có đội ngũ khoa học gia hàng đầu thế giới, có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, thế mà vẫn dự báo sai nhiều cơn bão.

Khi bão ảnh hưởng nước ta, điều ông băn khoăn nhất là gì?

Khi vào đất liền rồi, bão sẽ yếu đi. Vấn đề tác động cơ học của bão (gió mạnh) không còn là nguy cơ nhưng mưa vẫn còn. Do đó, băn khoăn của tôi là mưa to gây dông sét và lũ. Cơn bão số 2 tuần qua, với cường độ bão ở mức thấp nhất, làm 27 người chết và mất tích là ví dụ mới nhất.

Băn khoăn thứ hai là trượt lở đất ở những vùng núi không còn rừng. Tôi đi qua nhiều nơi thấy nhân dân bạt tà luy làm nhà ngay bên đồi, núi. Nghĩ đến việc mưa sẽ dẫn đến trượt lở đất mà sợ thay cho họ. Kèm theo đó là gia tăng lũ ống, lũ quét.

Nhưng tôi thấy chính quyền các cấp ít khuyến cáo đến nguy cơ này. Từ thảm họa do hai trận lũ lụt lịch sử tháng 10-2010 năm ngoái, có lẽ chúng ta phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm, trong đó có vấn đề bảo vệ rừng đầu nguồn. Cơn bão số 6 năm ngoái đổ bộ vào miền Trung là sự kiện hiếm có trong lịch sử thiên tai nước ta khi mà, trong vòng chưa đầy một tháng, cả một vùng rộng lớn hứng những trận mưa như trút ba lần liền.

Vào biển Đông, bão số 2 giở chứng

Kể từ lúc hình thành (ngày 17-6) ở Biển Đông, cho đến lúc đổ bộ vào Việt Nam rồi sang Lào (ngày 26-6), bão số 2 có tuổi thọ đúng 10 ngày và có đường đi khó hiểu. Khi ở ngoài Biển Đông, bão số 2 (lúc đó còn là áp thấp và áp thấp nhiệt đới) di chuyển theo hướng tây bắc khá ổn định. Sau khi vượt qua đảo Luzon, Philippines, đi vào Biển Đông, nó bất ngờ tăng tốc và chuyển sang hướng tây nam, như thể chuẩn bị đâm vào đất liền Việt Nam.

Lúc ấy, các chuyên gia còn đoán chưa chắc nó thành bão. Đến ngày 21-6, nó bất ngờ lấy lại hướng di chuyển tây bắc ban đầu, mạnh thành bão và đổ bộ lên lục địa Trung Quốc. Hai ngày sau, nó quay hướng tây nam đổ bộ vào đất liền nước ta.

Quốc Dũng thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.