Không được dùng phẩm vàng E102 trong mỳ tôm

Quản lý mì ăn liền dùng phẩm vàng E102 còn là trách nhiệm của Bộ Công Thương Ảnh: Q.D
Quản lý mì ăn liền dùng phẩm vàng E102 còn là trách nhiệm của Bộ Công Thương Ảnh: Q.D
TP - Rất nhiều loại mì tôm ở Việt Nam có chứa phẩm màu vàng tổng hợp Tartrazine (ký hiệu E102). Nhưng thật kỳ lạ, người ta không thấy chúng trong danh mục 26 loại thực phẩm được phép của Bộ Y tế cho dùng thứ phụ gia có nguy cơ gây hại sức khỏe này.

> Nguy cơ từ phẩm vàng tổng hợp

Quản lý mì ăn liền dùng phẩm vàng E102 còn là trách nhiệm của Bộ Công Thương Ảnh: Q.D
Quản lý mì ăn liền dùng phẩm vàng E102 còn là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Ảnh: Q.D.
 

Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ trưởng Y tế do Thứ trưởng Lê Văn Truyền ký khẳng định “Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng”. Kèm theo quyết định nói trên là “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Liên quan đến phẩm màu E102, còn gọi là vàng tartrazine, trong danh mục 26 nhóm thực phẩm được phép sử dụng, đáng chú ý, không thấy nhóm thực phẩm nào liên quan đến mì tôm. PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP), xác nhận đúng là “mì ăn liền không có trong danh sách 26 loại thực phẩm được phép sử dụng E102”.

Vậy căn cứ vào đâu để các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền sử dụng E102? Một quan chức ở Cục ATVSTP giải thích, có thể một số doanh nghiệp sản xuất mì đang tự xếp mì ăn liền vào nhóm 14 trong danh mục, tức là nhóm “sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm”.

Hỏi vì sao doanh nghiệp lại có thể tự xếp như thế, quan chức này từ chối trả lời. Có ý kiến cho đây là một kiểu tự biện rất vô lý của doanh nghiệp nhưng không hiểu sao vẫn được chấp nhận.

Như vậy, các doanh nghiệp đang đứng trước một câu hỏi lớn: “Mì ăn liền không nằm trong danh sách các nhóm thực phẩm được sử dụng E102, vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn cho chất này vào sản phẩm?”. Chúng tôi cố gắng liên lạc với lãnh đạo một số doanh nghiệp có sản phẩm mì ăn liền dùng E102 nhưng không được hồi đáp. Chúng tôi cũng đăng ký làm việc với Cục ATVSTP từ ngày 6-7 nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.

Câu chuyện E102 có lẽ không chỉ dừng ở vấn đề độc hại với sức khỏe người tiêu dùng nữa mà còn làm lộ ra một khoảng mờ trong lĩnh vực quản lý. Nếu mì ăn liền được nhét vào mục 14 “sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm” mà không bị chế tài thì, có thể nói, bất cứ thực phẩm nào cũng có thể chui qua “cửa 14” ấy để có thể hồn nhiên dùng E102.

Bộ Y tế, cụ thể là Cục ATVSTP có biết điều đó không? Vì sao? Theo Luật Vệ sinh An toàn Thực phẩm có hiệu lực từ ngày 1-7-2011, liên đới trách nhiệm quản lý mì ăn liền dùng phẩm vàng E102 còn có cả Bộ Công Thương.

Vì từ nay trở đi, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về phụ gia, cụ thể là E102, còn Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về mì ăn liền. Bởi thế, có ý kiến cho rằng, sắp tới đây, cả Bộ Y tế và Công Thương cần làm rõ cơ sở pháp lý của việc để nhiều nhà sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam.

Mơ hồ

Liên quan đến vấn đề độc hại của E102, như Tiền Phong đã thông tin, theo công bố của Cục VSATTP trên trang web vfa.gov.vn, Cục “đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên gia và đã tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về phụ gia thực phẩm tại hội nghị đại hội đồng CODEX thế giới lần thứ 34 tại Geneve, Thụy Sỹ (4 đến 10-7-2011)”.

Đối với một vấn đề nhạy cảm như vậy mà thông tin của Cục lại mơ hồ. Chẳng hạn “nhiều lần” là bao nhiêu lần, “tư vấn trực tiếp” với ai..., lại không thấy nói. Đấy là chưa kể, Cục ATVSTP là cơ quan quản lý nhà nước thì với vấn đề có dấu hiệu nghiêm trọng, không thể chỉ là trao đổi đơn giản mà phải có văn bản, giấy tờ, phúc đáp hẳn hoi. Cục có thể đưa ra văn bản cho thấy ý kiến của chuyên gia CODEX về vấn đề E102 như Cục nêu không?

Được biết, đã có đơn vị gửi công văn khuyến nghị đến các ngành chức năng, trong đó có Cục ATVSTP về nguy cơ độc hại của E102. Không rõ Cục có ý kiến sao về vấn đề này? Thông tin của Cục phát đi để trấn an dư luận, sao không thấy đề cập đến khuyến nghị của các đơn vị đó?

Có ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên điều tra, xác định tình hình thực tế, tổ chức các hội thảo khoa học về vấn đề này và mời cơ quan truyền thông, đại diện doanh nghiệp tham gia. Một hành động như thế trong tương lai dù muộn nhưng vẫn rất cần. Chiếu theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT, việc Bộ Y tế nhiều năm qua không cho tiến hành các đầu việc trên là mâu thuẫn với quy định của chính Bộ.

Theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT, hằng năm, Bộ Y tế phải “tổ chức xem xét việc sử dụng phụ gia thực phẩm trên cơ sở đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng”. Quyết định còn cảnh báo “các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.