Cần cơ chế triển khai và giám sát

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham quan mô hình Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham quan mô hình Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Ảnh: TTXVN
TP - Ngày 29 - 7, tại Cung Triển lãm quy hoạch Quốc gia, lãnh đạo Chính phủ cùng các bộ cùng đồng thuận, nhất chí với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

> Ba Vì không trở thành trung tâm hành chính quốc gia

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham quan mô hình Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham quan mô hình Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Ảnh: TTXVN.
 

Phát biểu tại lễ công bố quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị và phát huy mạnh hiệu quả hơn nữa tiềm năng thế mạnh của Thủ đô để phát triển kinh tế xã hội, (Tiếp theo trang 1)

từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Quy hoạch chung cũng là cơ sở gắn sự phát triển của Thủ đô với sự phát triển của các vùng thuộc đồng bằng sông Hồng, bảo đảm thống nhất trong chiến lược sự phát triển chung để xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng chỉ ra rằng: “Đây mới chỉ là kết quả bước đầu để quy hoạch đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực còn rất nhiều việc phải làm và không ít những khó khăn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa”.

Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai quy hoạch sâu rộng giữa các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch, phải phối hợp với cách ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển đô thị.

Cũng theo Thủ tướng, UBND TP Hà Nội phải tập trung chỉ đạo và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, đô thị, tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đồng bộ trên địa bàn thành phố. Quản lý chặt chẽ có hiệu quả việc đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng phải chỉ đạo giám sát thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt…

Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: “Đây là quy hoạch chung xây dựng đầu tiên đối với Thủ đô Hà Nội sau khi được điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính. Để quy hoạch đi vào cuộc sống thì ngay sau đây, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng công bố công khai, xây dựng và ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch phân khu, chi tiết chặt chẽ”.

Theo ông Đỗ Viết Chiến - Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), phải có lộ trình thực hiện các dự án ưu tiên, đặc biệt phải tìm nguồn lực để thực hiện nó. Tập trung cho hệ thống hạ tầng và quản lý chặt chẽ tránh tình trạng manh mún, chắp vá như vừa qua.

Còn ông Hồ Nghĩa Dũng - Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, quy hoạch phát triển Thủ đô phải gắn với phát triển dân số, kiềm chế sự gia tăng dân số, dịch vụ và phương tiện giao thông trong nội đô mới hạn chế được sự ùn tắc trong nội đô, còn nếu chỉ dựa vào kết cấu hạ tầng không theo quy hoạch này thì cũng chưa thể giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông nội đô.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: Các đề án tới đây sẽ phải cập nhận theo đề án chung này thì sẽ có những đồ án phải điều chỉnh, cái không phải điều chỉnh vì nó có liên quan đến hệ thống giao thông, cốt nền.

Cụ thể hơn là đồ án quy hoạch phân khu. Hiện có hơn 700 dự án chưa triển khai vì nằm trong quy hoạch thì phải khớp nối, việc điều chỉnh là việc của Thành phố chứ Bộ Xây dựng không can thiệp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG