Bão số 3 đi nhanh bất ngờ, thiệt hại ít

Bờ biển Tiền Hải - Thái Bình, gió mạnh, biển động dữ dội
Bờ biển Tiền Hải - Thái Bình, gió mạnh, biển động dữ dội
TP - Bão số 3 (Nockten) đã đi nhanh hơn dự kiến và đổ bộ vào vùng Thanh Hóa, Nghệ An tối qua. Đã có 1 người chết (Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) do điện giật.

> Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bờ biển Tiền Hải - Thái Bình, gió mạnh, biển động dữ dội
Bờ biển Tiền Hải - Thái Bình, gió mạnh, biển động dữ dội.
Ảnh: TTXVN
 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, bão số 3 (Nockten) đi nhanh hơn dự kiến, và chiều tối 30-7, vùng tâm bão đi vào các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An. Sau đó, bão số 3 suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Sáng nay, trung tâm vùng áp thấp nằm ở khu vực Trung Lào.

Thiệt hại ít

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của bão, vùng vịnh Bắc bộ gió cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng ở các tỉnh bão đổ bộ có gió cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Do ảnh hưởng của bão, mưa sẽ tập trung vào khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ, kéo dài trong 2-3 ngày tới, lượng mưa trung bình 200-300 mm.

Các tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An mưa 300 mm, một số điểm có thể đến 500 mm. Vùng núi các tỉnh này cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất. Hà Nội, các khu vực khác ở Đông Bắc bộ, Đây Bắc bộ lượng mưa chỉ 50-100 mm.

Theo Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, thông tin ban đầu cho thấy, bão số 3 làm một tàu của Quảng Ngãi (QNg 95010, với 11 lao động) ở khu vực quần đảo Trường Sa bị sóng lớn đánh chìm. Tuy nhiên, 11 người trên được một tàu của Philippines cứu vớt.

Hiện Quảng Ngãi đang xác minh thông tin, làm thủ tục để đưa ngư dân trở về. Bão số 3 cũng làm tàu QB1312 của Quảng Bình (9 lao động, vào Cửa Tùng tránh bão bị sóng đánh gãy đuôi tàu) và tàu HP 1061 của Hải Phòng (5 lao động, đi tránh bão bị mất lái đâm vào kè đá bị vỡ mũi tàu), tuy nhiên số lao động được cứu an toàn.

Đến 19 giờ hôm qua, tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình có mưa nhỏ, gió nhẹ, không có thiệt hại đáng kể. Theo ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định, đã kêu gọi trên 2.370 tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn. Nam Định cũng đã hoàn thiện phương án di dân, và tiêu rút nước đệm chống úng cho 73.000 ha diện tích mới cấy và 8,500 ha rau màu.

Tuy nhiên, theo ban chỉ huy PCLB Nam Định, đến 19h 30 hôm qua, bão số 3 đã gây sạt lở một số đoạn đê xung yếu của tỉnh này như mái đê phía đuôi kè Nghĩa Thắng, đoạn đê bối Ngọc Lâm (Nghĩa Hưng).

Tại huyện Giao Thuỷ, một phương tiện đánh bắt của ngư dân do neo đậu ở bãi ngang Cồn Lu bị trôi dạt. Hiện Nam Định đang tiến hành xử lý kịp thời các sự cố, tiếp tục nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi; hướng dẫn chủ tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn... Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão 3 huyện ven biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy tổ chức thường trực 24/24 giờ tại các tuyến đê xung yếu.

Ninh Bình cũng di dân (1.600 người) ở huyện Kim Sơn, tiêu rút nước tránh ngập úng, nhưng bão không ảnh hưởng gì lớn. Cũng tính đến chiều 30- 7, tỉnh Thái Bình đã di dời được gần 1.000 hộ dân sống và nuôi trồng thủy sản ở ven biển vào trong đê tránh trú bão; trên 1.300 tàu thuyền với gần 3.400 lao động trú tránh an toàn; và 25 tàu của ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An cũng đã vào neo đậu an toàn.

Chiều 30-7, có khoảng 18.000 người dân Nghệ An được di dời đến nơi an toàn. Do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn Nghệ An đã có mưa, lượng mưa đo được từ khoảng 20-100 mm, trong đó TP Vinh cao nhất 95 mm, Nam Đàn 84 mm, Yên Thượng 78 mm.

19 giờ tối qua, trao đổi với PV Tiền Phong, Chánh văn phòng Ban PCLB tỉnh Hà Tĩnh Bùi Lê Bắc cho biết, do tâm bão đi vào Nghệ An và Thanh Hóa nên Hà Tĩnh chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Cụ thể ở huyện Nghi Xuân lượng gió đo được là cấp 5 đến cấp 6.

Từ tối 29-7 đến chiều qua, 30-7, trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa lớn, lượng mưa đo được tại một số nơi như TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân lên đến gần 100mm. Mực nước tại các sông hiện đang nằm dưới báo động 1.

Về công tác di dời dân, cho đến đầu giờ chiều qua, tại 2 huyện Lộc Hà và Nghi Xuân di dời gần 400 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu tại các xã Thạch Kim (Lộc Hà) và Xuân Hội (Nghi Xuân). Tiểu ban An toàn nghề cá Hà Tĩnh cho biết, gần 4.000 tàu thuyền trên địa bàn tỉnh vào nơi neo đậu an toàn.

Theo đánh giá của Ban PCLB tỉnh, lượng mưa ngày càng lớn, nên nguy cơ dẫn đến ngập lụt rất lớn. Chính vì thế, tại một số xã của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên nhiều hộ nuôi tôm tranh thủ thu hoạch sớm hơn dự kiến tránh ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tỉnh Thanh Hóa có hơn 13 vạn dân phải sơ tán. Miền núi có hơn 2 vạn người trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Từ 11h sáng 30-7, các địa phương đã sơ tán 32.000 dân trong phạm vi 200m tính theo mép nước.

Tỉnh Thanh Hóa cũng có kế hoạch dự trữ lương thực và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ các huyện miền núi và vùng dễ bị cô lập, chia cắt khi mưa lũ, với 590 tấn gạo, 10.550 thùng mỳ tôm, 1.760 thùng nước uống.

Tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, chính quyền địa phương đã hỗ trợ lương thực cho những hộ khó khăn khi di dời tránh bão.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiểm tra vùng ven biển Long Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An)
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiểm tra vùng ven biển Long Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An).
 

Cảnh báo lũ trên sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, hôm nay 31-7, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, có khả năng kéo dài 1-2 ngày tới. Từ tối qua, lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên cao, mực nước ở hạ lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng lên mức báo động (BĐ) 1, ở thượng lưu có khả năng lên mức BĐ1 - BĐ2, có nơi trên BĐ2.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng và đồng bằng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Cũng theo cảnh báo của Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, hiện các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nhiều hồ chứa không đảm bảo an toàn nếu mưa lớn. Cụ thể, Thanh Hóa có 107 hồ (18 hồ không tích nước, 89 hồ tích nước một phần); Nghệ An có 7 hồ có khả năng xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn (Nhà Trò, Đồn Húng, Bà Tùy, Khe Làng, Nghi Công, Khe Bưởi, Bản Muộng).

Các hồ nhỏ do huyện xã quản lý nhìn chung không đảm bảo an toàn. Còn ở Hà Tĩnh, có 11 hồ, trong đó có hồ Kẻ Gỗ đang thi công cống lấy nước dưới đập phụ II, 7 hồ nhỏ tại huyện Hương Khê, 2 hồ tại huyện Kỳ Anh, 1 hồ tại huyện Hương Sơn; ở Quảng Bình 12 hồ (Hồ Mũi Rồng, Đồng Mười, Khe Dẽ, Thạch Tường, Thôn Tám, Bàu Luồng, Tróc Vực, Đá Liền, Hồ Cáo, Lông Đại, Điểu Gà, Hồ Bẹ).

Hàng không hủy 30 chuyến, bay bù 10 chuyến

Chiều tối 30-7, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) cho biết đã hủy 30 chuyến bay và hôm nay (31-7) sẽ tăng 10 chuyến bay bù.

Trong đó tăng thêm 8 chuyến: Hà Nội – Đà Lạt (VN 7563 giờ khởi hành 09h00), Đà Lạt – Hà Nội (VN 7562 giờ khởi hành 11h30), TPHCM – Đà Lạt (VN 7384 giờ khởi hành 14h25, VN 7386 giờ khởi hành 17h30), Đà Lạt – TPHCM (VN 7385 giờ khởi hành 15h55, VN 7387 giờ khởi hành 19h05). Tăng 2 chuyến bay quốc tế: Hà Nội – Luông Phrabăng (VN 7869 giờ khởi hành 18h40), Luông Phrabăng – Hà Nội (VN 7868 giờ khởi hành 20h30).

Hành khách của các chuyến bay bị ảnh hưởng sẽ được bố trí vào các chuyến bay thường lệ và các chuyến bay bù trên đây.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.