Trang trại nuôi hổ: Để hay dẹp?

Nếu không có các biện pháp bảo tồn, Việt Nam có thể chỉ còn nhìn thấy hổ tại các bảo tàng Ảnh: M.H
Nếu không có các biện pháp bảo tồn, Việt Nam có thể chỉ còn nhìn thấy hổ tại các bảo tàng Ảnh: M.H
TP - Việt Nam đặt mục tiêu nhân đôi số lượng hổ hiện nay vào năm 2020. Tuy nhiên, các tổ chức bảo tồn quốc tế khuyến cáo không nên để tồn tại các trang trại nuôi hổ.

> Theo chân thú dữ

Nếu không có các biện pháp bảo tồn, Việt Nam có thể chỉ còn nhìn thấy hổ tại các bảo tàng Ảnh: M.H
Nếu không có các biện pháp bảo tồn, Việt Nam có thể chỉ còn nhìn thấy hổ tại các bảo tàng. Ảnh: M.H .
 

Trả lời Tiền Phong, ông Hà Công Tuấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp, cho biết: Hổ tự nhiên ở Việt Nam vẫn còn. Tuy nhiên kể cả quốc tế cũng không thể điều tra chính xác mà chỉ điều tra mẫu và suy đoán, tất nhiên có phương pháp khoa học.

Ước tính Việt Nam còn khoảng 30 – 60 con, tập trung ở những khu vực rừng xanh tự nhiên giáp ranh Lào, Campuchia. Đặc biệt là ở các Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát (tỉnh Nghệ An); Phong Nha -Kẻ Bàng (Quảng Bình), York Đôn (Đắc Lắc) và VQG Cát Tiên (ở các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, và Bình Phước).

Thưa ông, liệu Việt Nam có khả năng phục hồi đàn hổ và đạt mục tiêu nhân đôi số lượng năm 2022?

Đây là một mục tiêu rất khó khăn. Vì muốn bảo tồn chúng ta phải xác định được quần thể, loài, phải có số lượng đủ lớn để tồn tại, sinh sản và phát triển. Hổ, voi ở Việt Nam đang suy giảm rất nhanh. Nếu không có đủ ba thế hệ với không dưới 10 cá thể thì khả năng duy trì nòi giống là rất thấp.

Việt Nam đã xác định 3 khu bảo tồn tiềm năng cho loài hổ và khu có quần thể hổ tự nhiên lớn nhất hiện nay là Chư Mom Rây giáp Lào và Campuchia. Trên cơ sở hoạch định những khu bảo tồn hổ như vậy sẽ ngăn chặn hoạt động săn bắn, gây hại sinh cảnh sống của hổ. Tất cả chỉ mới ở giai đoạn đầu.

Ông Đào Công Tuấn
Ông Hà Công Tuấn.
 

Việt Nam vẫn tồn tại các trang trại nuôi hổ trong khi các tổ chức bảo tồn cho rằng đây là hình thức thúc đẩy săn bắn hổ ngoài tự nhiên…

Không nên lẫn lộn, cho rằng các động vật từ rừng đều là buôn bán trái luật. Ngay cả trâu, bò, gà, lợn đều có nguồn gốc từ rừng được thuần hóa đấy chứ. Ta đấu tranh kiên quyết nhưng trong bà con cũng đang phát triển nuôi được một số loài rất bền vững, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập như nuôi cá sấu, khỉ. Chúng ta phải quản lý, không để doanh nghiệp lợi dụng, vi phạm. Nếu nuôi nghiêm túc, ngay thẳng thì phải hướng dẫn, bảo vệ. Nhà nước phải cân nhắc kỹ việc này.

Riêng những loài nguy cấp cao, không nuôi được sinh sản, hoặc gây xung đột giữa người với loài đó như hổ, voi, báo thì kiên quyết chấm dứt.

Hiện một số cơ sở đang nuôi hổ, chủ yếu ở các công viên, và nhiều nhất là khu giải trí Đại Nam, doanh nghiệp Thanh Cảnh và Thái Bình Dương (đều ở Bình Dương); phía Bắc có 2 trại ở tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa được Chính phủ cho phép và quản lý rất chặt.

Cá nhân ông có ủng hộ vấn đề bảo tồn hổ bằng nhân nuôi hay không?

Bảo tồn tự nhiên và bảo tồn ngoài nơi cư trú là câu chuyện khác. Chúng tôi đang lắng nghe các nhà khoa học. Như gấu, ta gắn chíp và nuôi nó hết đời, không sinh sản, không còn di truyền. Vấn đề là giữ nguồn gene sống của các loài này như thế nào.

Chúng tôi đang bàn với Trung tâm Cứu hộ Tam Đảo tổ chức nuôi bán hoang dã và cho sinh sản để cho thế hệ tương lai. Nếu không quản lý theo cách này thì một thời gian nữa số gấu đó sẽ chết hết. Nếu chỉ bảo tồn gene trong phòng thí nghiệm thì đó là phát triển không bền vững. Con cháu chúng ta nhìn vào đâu để biết đó là gấu. Bảo tồn thì phải nhìn rộng hơn.

Chính phủ hiện không cho nuôi hổ vì mục đích thương mại. Những cơ sở cho nuôi thí điểm là nuôi bảo tồn. Tôi khẳng định, tại mấy cơ sở ở Bình Dương và Thanh Hóa đều phải báo cáo số lượng hổ sinh ra và chết đi.

Cảm ơn ông.

Việt Nam cùng 12 nước có hổ vừa gặp gỡ tại Hà Nội để bàn cách xây dựng chương trình giám sát và phục hồi hổ toàn cầu. Theo ông Hà Công Tuấn, Việt Nam đang nghiên cứu bảo tồn giám sát hổ ở tự nhiên như một số nước Ấn Độ, Indonesia đang làm. Việt Nam sẽ phối hợp với các quốc gia có hổ để bảo vệ liên biên giới. Trên cơ sở đó, khoanh vùng sinh cảnh sống của hổ.

 

Mỹ Hằng (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.