Cấp bách triển khai các phương án phòng chống mưa lũ

Cấp bách triển khai các phương án phòng chống mưa lũ
Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung tối đa lực lượng, phương tiện cấp bách triển khai các phương án khắc phục hậu quả mưa lớn liên tiếp trong 4 ngày qua để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân; đồng thời đề nghị Trung ương sớm hỗ trợ giống ngô và một số loại rau, màu các loại để khôi phục sản xuất trên các diện tích có khả năng mất trắng do mưa lũ gây ra.

Ngay sau khi có mưa lớn xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp xuống các địa phương, nhất là địa bàn trọng điểm, xung yếu để kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Thanh Hóa: tính đến 14 giờ ngày 12-9, toàn tỉnh đã có hàng chục ngàn ha lúa màu bị ngập, trong đó có 6.473 ha lúa mùa có khả năng mất trắng và hơn 6.000 ha lúa bị giảm năng suất do bị ngập trong nước đúng thời điểm lúa đang trổ bông và phơi màu; hơn 110 ha mía bị ngã đổ; 1.128 ha hoa màu các loại bị ngập úng.

Một số địa phương bị thiệt hại nặng như: Tĩnh Gia có hơn 4.000 ha lúa bị ngập, Triệu Sơn 350 ha, Nông Cống 300 ha, Như Thanh, Như Xuân trên 100 ha...; ngoài ra còn 714 hộ dân bị ngập; khoảng 3.900 m3 hồ đập và 22.000 m3 đê điều bị sạt lở, 561ha nuôi trồng thủy sản bị tràn…, ước tính thiệt hại khoảng 385 tỷ đồng.

Tại huyện Nông Cống, mưa lớn kéo dài, cộng với việc xả lũ thiếu linh hoạt của hồ chứa nước thủy lợi Yên Mỹ đã khiến hơn 1.200 ha lúa mùa của huyện đang vào thời kỳ trổ bông bị chìm sâu trong nước lũ. Theo phản ánh của người dân, mưa lớn nên Công ty Thủy nông sông Chu - đơn vị chủ quản công trình hồ thủy lợi Yên Mỹ - đã cho xả lũ liên tục từ 20 giờ đêm 10-9 đến tận 9 giờ sáng nay 11-9. Các xã: Tượng Sơn, Vạn Thiện, Công Chính, Công Liêm, Thăng Bình… của huyện Nông Cống là những xã bị thiệt hại nặng nề nhất. Riêng xã Tượng Sơn toàn bộ diện tích 375 ha lúa mùa đã bị ngập toàn bộ. Toàn huyện có tới 350 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: "Theo thống kê sơ bộ, thiệt hại về lúa của huyện đã lên tới gần 40 tỷ đồng.

Nếu những ngày tới vẫn tiếp tục mưa, số diện tích lúa mất trắng của huyện có thể lên tới 3.000-4.000 ha. Điều đáng nói là hầu hết số diện tích bị ngập lụt đều nằm trong khu vực không thể chủ động tiêu úng của huyện".

Tại huyện Triệu Sơn, mưa lớn cũng đã khiến gần 400 ha lúa mùa đang vào thời kỳ làm bông của huyện bị ngập lụt, trong đó có khảng 150 ha nằm trong diện mất trắng. Các xã bị thiệt hại nặng nề như: Tân Ninh (50 ha), Thọ Thế (20 ha), Dân Quyền (30 ha), Đồng Tiến (30 ha)… Khó khăn lớn nhất mà huyện đang phải đối mặt hiện nay là khả năng tự tiêu úng của hệ thống kênh mương là rất thấp. Nếu thời tiết vẫn tiếp tục gây mưa lớn, diện tích lúa bị ngập sâu trong nước sẽ tiếp tục tăng là điều không thể tránh khỏi.

Mưa lớn khiến cho giao thông dọc quốc lộ 1A đoạn qua các huyện Tĩnh Gia, Hà Trung gặp khá nhiều khó khăn. Tỉnh lộ 512 nối QL1A chạy qua địa bàn Tĩnh Gia đi huyện miền núi Như Thanh, Nông Cống đã bị chia cắt bởi nước lũ. Cũng tại TP.Thanh Hóa, nhiều tuyến đường phố bị ngập cục bộ như: ngã tư Tô Vĩnh Diện-Bà Triệu; ngã ba Phan Chu Trinh-Dương Đình Nghệ; Trường Thi; Nguyễn Trãi...

Mưa lớn cũng khiến cho mực nước ở một số hồ đập lớn trên địa bàn như hồ Cửa Đạt, hồ Asen, hồ Hao Hao, hồ sông Mực… đã ở mức tương đối cao và bắt đầu chu trình xả tràn. Trong đó mực nước tại hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt đã đạt 99,07 m, vượt cao trình xả tràn gần 2 m nước.

Hiện các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều, hồ đập có nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các công trình đang thi công. Tiến hành sơ tán dân vùng trũng thấp, vùng ngập lụt đến nơi an toàn, có phương án hỗ trợ lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân, không để xảy ra tình trạng đói rét. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các cấp các ngành tổ chức kiểm tra và huy động mọi lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục ngay các khu vực sạt lở, sự cố hư hỏng về giao thông, đê điều, hồ đập, bờ bao nuôi trồng thủy sản... tập trung phương tiện, nhân lực để thi công các công trình đê điều, hồ đập ngay sau khi mưa tạnh, nước rút nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, kịp thời đưa vào sử dụng, chủ động đối phó với những đợt lũ bão tiếp theo.

Theo TTXVN

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.