Sẽ thuê luật sư bảo vệ quyền lợi lao động bị bắt

Cty XKLĐ Việt Nam không có đại diện tại Ảrập Xê-út nên khi xảy ra sự cố, người lao động không biết kêu ai. (Trong ảnh: Lao động Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Ảrập Xê-út). Ảnh: Đức An
Cty XKLĐ Việt Nam không có đại diện tại Ảrập Xê-út nên khi xảy ra sự cố, người lao động không biết kêu ai. (Trong ảnh: Lao động Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Ảrập Xê-út). Ảnh: Đức An
TP - Ngày 11-10, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, sẽ yêu cầu doanh nghiệp phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê-út thuê luật sư bảo vệ người lao động.

> Lao động Việt Nam bị bỏ tù tại Ả Rập Xê - Út

Cty XKLĐ Việt Nam không có đại diện tại Ảrập Xê-út nên khi xảy ra sự cố, người lao động không biết kêu ai. (Trong ảnh: Lao động Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Ảrập Xê-út). Ảnh: Đức An
Cty XKLĐ Việt Nam không có đại diện tại Ảrập Xê-út nên khi xảy ra sự cố, người lao động không biết kêu ai. (Trong ảnh: Lao động Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Ảrập Xê-út). Ảnh: Đức An.
 

Sợ bị đánh đập

Ngày 11-10, chị Nguyễn Thị Thìn (xã Tuấn Mậu, Sơn Động, Bắc Giang) cho PV Tiền Phong biết, chồng chị - anh Triệu Dư Long, hiện đang bị tạm giam tại nhà tù Jubai (Ả rập Xê-út) vừa gọi điện về thông báo, dù không bị đánh đập nhưng mỗi ngày chỉ được ăn một bữa và được cho thêm chút nước cùng bánh ngọt.

Anh ấy kể hiện chưa có án, được giam giữ riêng nên không bị đánh đập. Nhưng những phạm nhân thụ án trong trại thường xuyên đánh đập lẫn nhau. “Chồng tôi chỉ nói ngắn gọn, đến nhờ Cty môi giới Việt Nam phối hợp cùng với các cơ quan chức năng Ả rập Xê-út để sớm được về nhà” - chị Thìn nói.

Chị Thìn cho biết, sau khi nghe tin chồng bị bắt giữ tại Ả rập Xê-út, chị đã trực tiếp lên Cty Intraco để tìm hiểu thông tin, nhưng phía Cty cho rằng vì chồng chị vi phạm hợp đồng lao động nên không có biện pháp nào để can thiệp.

“Dù đã làm đơn nhiều lần nhưng phía Cty Intraco vẫn không trả lời. Anh Tuấn, người đại diện của Intraco tại Bắc Giang chỉ nói nếu gia đình không phối hợp thì không thể giải quyết được” - chị Thìn lo lắng. Đại diện Cty Intraco chỉ khuyên chị nên viết đơn gửi Cục quản lý lao động ngoài nước để được giúp đỡ.

Trả lời PV Tiền Phong, giám đốc một Cty XKLĐ cho biết, qua vụ việc cho thấy, 6 Cty môi giới phía Việt Nam quá vô trách nhiệm với người lao động. “Họ bị bắt giữ hơn 1 năm mà 6 Cty này không hề hay biết cũng như không thông báo cho người nhà biết là quá vô trách nhiệm. Cục quản lý lao động ngoài nước nên rút giấy phép để làm gương” - vị giám đốc này nói.

Về mức hình phạt người lao động phải thi hành tại Ả rập Xê-út, giám đốc một Cty XKLĐ khác cho biết, theo quy định của pháp luật Ả rập Xê-út, với tội ăn trộm vật liệu xây dựng, người lao động Việt Nam có thể chỉ bị đánh đòn rồi được thả về nước ngay. “Tuỳ theo mức độ phạm tội, nhưng trong trường hợp xấu nhất, toà án cũng chỉ xét xử lao động ta ở mức từ 5-6 tháng tù giam vì Ả rập Xê-út rất ưu ái với lao động Việt Nam” - vị giám đốc này nói.

Doanh nghiệp phải bỏ tiền thuê luật sư

Ngày 11-10, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trước vụ việc nghiêm trọng nói trên, Cục đã có văn bản yêu cầu 6 doanh nghiệp phải báo cáo, đồng thời phải cung cấp thông tin cho Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê-út để phối hợp cùng thuê luật sư bảo vệ quyền lợi cho lao động. “Các cơ quan liên quan và các Cty sẽ nỗ lực hết sức, tốt nhất là không để lao động ta bị giam tù”- ông Quỳnh nói.

Ông Quỳnh cho biết thêm, trong số 28 lao động bị bắt giữ, có 3 người đang thụ lý án; số còn lại đang chờ kết luận điều tra để đưa ra toà xét xử. “Nếu ra toà, mức án toà quyết thế nào, lao động Việt Nam phải chịu. Tuy nhiên, trường hợp được ân xá, có thể các lao động sẽ không phải chấp hành hình phạt” - ông Quỳnh nói.

Về trách nhiệm của 6 doanh nghiệp khi để xảy ra vụ việc nhưng không thông báo với cơ quan chức năng cũng như thân nhân gia đình lao động biết, ông Quỳnh khẳng định, theo quy định, nếu doanh nghiệp đưa 100 lao động sang một thị trường, bắt buộc phải có cán bộ quản lý. Tuy nhiên, dù luật Việt Nam đã có quy định nhưng vì một số thị trường như: Malaysia, Nhật Bản, Ả rập Xê-út... phía bạn không cho các Cty Việt Nam mở văn phòng đại diện nên khi xảy ra các sự cố, việc xử lý thường chậm và rất khó khăn.

“Hiện đầu mối thông tin chủ yếu từ Ban quản lý lao động và Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại nhưng cán bộ cũng không đủ để giải quyết hết mọi sự cố, đặc biệt là với nước có số lượng lao động lớn như ở Ả rập Xê-út”- ông Quỳnh nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.