Hà Tĩnh quan tâm khả năng kỳ lạ của lương y Võ Hoàng Yên

Một bệnh nhân bị liệt dần đi được sau khi bấm huyệt
Một bệnh nhân bị liệt dần đi được sau khi bấm huyệt
TP - Sau Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật (LHH) tỉnh Bình Phước, đến lượt LHH tỉnh Hà Tĩnh quan tâm khả năng chữa bệnh kỳ lạ của lương y Võ Hoàng Yên.

> Thực hư chuyện một người dùng tay chữa bệnh

Một bệnh nhân bị liệt dần đi được sau khi bấm huyệt
Một bệnh nhân bị liệt dần đi được sau khi bấm huyệt.
 

Bệnh câm điếc, hiệu quả không ngờ

Mới đây, LHH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức để lương y Yên khám chữa bệnh thử nghiệm miễn phí ngay tại trụ sở Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh. Trước buổi khám và chữa bệnh tại chỗ (ngày 7-11), lương y Yên khẳng định ông không phải là thần y mà chỉ xoa bóp, bấm huyệt theo cổ truyền kết hợp với y võ đạo. Ông điểm huyệt làm mềm cơ, rồi chỉnh hình bằng động tác mạnh nhằm phục hồi hoặc cải thiện chức năng hoạt động.

Các trường hợp đáp ứng hiệu quả nhất với cách điều trị của ông gồm những người bại liệt còn có thể duỗi thẳng chân, đi đại tiện, tiểu tiện còn có cảm giác; những bệnh nhân câm điếc, bại liệt trên 16 tuổi.

Gần 80 bệnh nhân bị bại liệt, câm điếc và bệnh cột sống đã được thăm khám điều trị. Ngay sau khi được điều trị, nhiều người câm, ngọng đã phát âm được thành tiếng, nói được các từ dễ dàng, nhiều bệnh nhân bại liệt có cải thiện rõ rệt về vận động.

Ông Ph.Tr.Th., lãnh đạo một cơ quan báo chí tỉnh Hà Tĩnh bị cứng cổ từ năm 1983. Sau bốn phút ông Yên bấm huyệt, “tôi đã tự xoay cổ được 30%”, ông Th nói. “Còn với bệnh câm điếc, phải nói thầy Yên chữa quá siêu”.

Em Nguyễn Thị Hằng 14 tuổi ở xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà bị câm điếc bẩm sinh. Sau khi được người trợ lý của thầy Yên day huyệt, em đã nghe và nói được khá nhiều từ. Chị Oanh, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bị điếc 20 năm. Bấm huyệt xong, chị đã có thể nghe rõ ở cự ly 10 m.

Xây nhà điều trị, mời lương y Yên

Chỉ trong nửa ngày, lương y Yên và các cộng sự đã khám và điều trị cho tổng cộng hơn 200 người tại Hà Tĩnh. Số bệnh nhân câm điếc được chữa là 120 người, còn lại là bệnh nhân cột sống và bại liệt. Được biết LHH Hà Tĩnh sẽ có những đánh giá độc lập và nêu quan điểm chính thức của mình sau đợt tổ chức cho thầy Yên trổ tài.

Theo bà Bùi Thị Minh, Chánh Văn phòng LHH Hà Tĩnh, việc đăng ký khám phải dừng lại sớm vì số người đăng ký quá lớn. Ngoài 250 bệnh nhân đăng ký sớm đã được chốt danh sách, hằng ngày, LHH vẫn phải từ chối đăng ký qua điện thoại và trực tiếp khoảng 30 đến 40 trường hợp.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Thái Sơn, LHH Hà Tĩnh, cho hay LHH Hà Tĩnh chỉ bố trí 50 trường hợp điều trị đầu tiên; tuy nhiên, số có mặt thực tế lên đến gần 600.

Ngay trong ngày chữa bệnh thử nghiệm miễn phí tại Hà Tĩnh, lãnh đạo tỉnh, trong đó có đích thân ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, cùng đại diện một số sở ngành dẫn lương y Yên đi khảo sát địa điểm dự định xây dựng trung tâm khám chữa bệnh để mời ông về khám chữa bệnh.

Thầy thuốc Đông y Võ Hoàng Yên, sinh năm 1975, quê ở Ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Ông chuyên chữa câm điếc, bại liệt miễn phí.

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ông được gửi vào chùa Hưng Nghĩa (thị trấn Cái Nước). Tại đây, ông được các thượng tọa chỉ dạy phương pháp trị bằng cổ truyền y học.

Ngày 9-8-2011, lương y Võ Hoàng Yên được phép chẩn, chữa bệnh chính thức trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại hai địa điểm: Chùa Quang Minh, phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài và Trụ sở Hội Đông y, thị xã Phước Long.

Ông hiện là giám đốc Công ty Cổ phần Phú Bình Yên (xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận), chuyên sản xuất và trồng cao su ở thôn 3.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.