Phòng chống tham nhũng: Cần tìm 'nút thắt cổ chai'

Đất đai là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, được cơ quan thanh tra đặc biệt quan tâm. (Trong ảnh: Dự án Khu đô thị mới Vân Canh, Hà Nội được Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, TP Hà Nội vừa lập đoàn thanh tra dự án). Ảnh: Minh Tuấn
Đất đai là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, được cơ quan thanh tra đặc biệt quan tâm. (Trong ảnh: Dự án Khu đô thị mới Vân Canh, Hà Nội được Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, TP Hà Nội vừa lập đoàn thanh tra dự án). Ảnh: Minh Tuấn
TP - Mặc dù có nhiều cố gắng, quyết tâm và đạt được một số kết quả bước đầu, song công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) 5 năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tạo sự chuyển biến cơ bản. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp...

> Phát hiện sai phạm 70 tỷ đồng và 5.688 m2 đất

Nhận định trên được Văn Phòng Ban chỉ đạo T.Ư PCTN đưa ra hôm qua, tại cuộc đối thoại về PCTN lần thứ 10 với chủ đề “Đánh giá tác động, hiệu quả của các kỳ đối thoại về PCTN đối với công tác PCTN ở Việt Nam".

Đất đai là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, được cơ quan thanh tra đặc biệt quan tâm. (Trong ảnh: Dự án Khu đô thị mới Vân Canh, Hà Nội được Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, TP Hà Nội vừa lập đoàn thanh tra dự án). Ảnh: Minh Tuấn
Đất đai là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, được cơ quan thanh tra đặc biệt quan tâm. (Trong ảnh: Dự án Khu đô thị mới Vân Canh, Hà Nội được Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, TP Hà Nội vừa lập đoàn thanh tra dự án). Ảnh: Minh Tuấn.

Hơn 280 vụ tham nhũng bị khởi tố mỗi năm

Cũng theo Văn Phòng Ban chỉ đạo T.Ư PCTN, 5 năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức và trở thành hành động trong PCTN.

Công tác hoàn thiện thể chế được tập trung thực hiện, đã cơ bản hình thành khuôn khổ pháp lý; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện rộng rãi và đang từng bước phát huy tác dụng; công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng được tăng cường. Nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được xử lý nghiêm.

Theo báo cáo của Viện KSNDTC, từ năm 2007 đến 2011, trung bình mỗi năm có 281 vụ và hơn 600 bị can bị khởi tố về các hành vi tham nhũng. Tính từ đầu tháng 10-2010 đến tháng 10-2011, cơ quan chức năng đã khởi tố 220 vụ, 449 bị can; xét xử sơ thẩm 221 vụ với 501 bị cáo.

Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra tiến hành 6.322 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước. Từ năm 2006 - 2010, các cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành khoảng 500 cuộc kiểm toán. Qua đó, đã kiến nghị xử lý, thu nộp ngân sách hơn 80 nghìn tỷ đồng; chuyển 6 vụ việc sang CQĐT Bộ Công an xử lý, trong đó có vụ Đề án 112 và dự án hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì (Hà Nội)...?

Năm 2011, có 61 trường hợp là người đứng đầu bị kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi mình quản lý.

Phòng chống tham nhũng: Cần tìm 'nút thắt cổ chai' ảnh 2

Tìm "nút thắt cổ chai"

Từ những kết quả đạt được, ông Lê Văn Lân, Phó Chánh Văn Phòng Ban Chỉ đạo T.Ư PCTN đưa ra đánh giá: "Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã được kiềm chế, như: quản lý sử dụng tài sản công; sử dụng vốn ODA; chi tiêu thường xuyên bằng nguồn vốn ngân sách; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia...".

Ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong công tác PCTN thời gian qua, một số đại biểu nước ngoài tham dự Đối thoại cũng khuyến nghị: "Hy vọng Chính phủ không tự mãn với kết quả đạt được trong 5 năm, đây chưa phải mục tiêu cuối cùng. Việt Nam cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong các lĩnh vực. Minh bạch phải là quyền chứ không phải đặc ân".

Đại diện ĐSQ New Zealand cho rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam cần hành động cụ thể để chính nhân dân cảm nhận được nạn tham nhũng không còn. "Cần tìm "nút thắt cổ chai", điểm yếu trong công tác PCTN để xác định rõ trong 5 năm tới chúng ta cần ưu tiên những việc gì? Theo tôi, phải ưu tiên tính minh bạch"- đại diện Liên Hợp Quốc phát biểu.

Đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) góp ý về 2 lĩnh vực cần được minh bạch ngay là đầu tư công và các tổng Cty, tập đoàn nhà nước, “2 lĩnh vực này đều có vấn đề chung là đầu tư dàn trải, không hiệu quả, tính cạnh tranh thấp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Cải tổ chúng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng chống tham nhũng”.

Đại diện ĐSQ Mỹ nhận định, sự tham gia của báo chí và các tổ chức xã hội dân sự không chỉ giúp nâng cao nhận thức của người dân mà còn tạo áp lực, sức ép tích cực chống tham nhũng lên các cơ quan Chính phủ. “Minh bạch quan trọng nhất chính là thông tin đầy đủ, có vậy mới nâng cao vị thế kiểm tra, giám sát của người dân, từ đó phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn” - vị này nói.

Phúc đáp những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Lê Văn Lân khẳng định: Qua 9 kỳ Đối thoại, phía Việt Nam tiếp thu và tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của các đối tác, bạn bè quốc tế để đưa vào xây dựng các văn bản mang tính pháp lý cho hoạt động PCTN.

"Việt Nam nhận thức được vai trò của tính minh bạch trong công tác PCTN, điều này được thể hiện tại Luật PCTN và trong nhóm giải pháp PCTN đến năm 2020 đã thể hiện. Chúng tôi cũng tích cực phát huy vai trò của xã hội, nhân dân, báo chí trong công tác PCTN và nhất trí với hai chữ "hành động" trong thời gian tới"- ông Lân nói.

Những vấn đề được trao đổi, thảo luận tại Đối thoại là một kênh thông tin quan trọng được Chính phủ quan tâm khi ban hành chính sách, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, khắc phục những sơ hở của cơ chế chính sách, đặc biệt trong những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG