Giá sữa "múa" đến bao giờ?

Giá sữa "múa" đến bao giờ?
TP - Những thông tin tham tán thương mại Việt Nam từ nước ngoài gửi về cho thấy giá sữa bột nhập khẩu tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

>> Chống liên minh đẩy giá sữa: Bó tay?

Tất cả sản phẩm của các hãng sữa lớn trên thị trường Việt Nam đều đắt hơn các nước trong khu vực từ 20% đến 60%, thậm chí tới 70%.

Cơm cháo không ổn nằm liệt giường liệt chiếu mới phải nhờ đến sữa, do đó có câu thành ngữ "cân đường hộp sữa" gắn với việc đi thăm người bệnh. Các em nhỏ và các cụ già cũng là những đối tượng khá thường xuyên dùng sữa. Và họ chính là những người thường xuyên bị "móc túi", do giá sữa trên thị trường Việt Nam "vênh" quá cao so với giá thành sản xuất.

Nguyên nhân của việc này nằm ở đâu?

Giá sữa bị đẩy lên quá cao, hiện vẫn chưa dừng, có người cho rằng, đã có dấu hiệu của hành vi "hạn chế cạnh tranh" - một hành vi bị Luật Cạnh tranh cấm.

Cấm thì... cấm vậy, Luật Cạnh tranh của chúng ta còn đang bó hẹp các chế tài xử lý, lại càng bó hẹp hơn việc thu thập chứng cứ để xử lý loại hành vi này.

Sau khi Luật Cạnh tranh ra đời (năm 2004), dự kiến sẽ có khoảng 70 cử nhân các ngành luật, kinh tế, tài chính được bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức danh "điều tra viên", một con số quá ít ỏi so với nhiều nước trong khu vực.

Tuy nhiên, cả nước hiện mới có khoảng 30 điều tra viên đảm trách điều tra mọi hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh. Những con số này đã giải minh vì sao có quá nhiều bất hợp lý về giá thuốc, giá sữa, trong khi lại có quá ít những vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh được xử lý.

Tất cả các mặt hàng đang bán trên thị trường - trong đó có các mặt hàng thiết yếu như thuốc, sữa - đều chịu tác động của quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh. Hành vi hạn chế cạnh tranh thường gắn với quảng cáo gian dối, hoặc đẩy chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo lên cao bất thường, là những "chiêu" hầu như không còn đất dụng võ ở các nước phát triển.

Để người bệnh, trẻ em, cụ già không tiếp tục bị "móc túi" vì giá thuốc, giá sữa leo thang từng ngày, dư luận cho rằng đã đến lúc phải sửa chữa, bổ sung Luật Cạnh tranh, để sắc luật này có tính khả thi cao hơn. Và, không chậm trễ thêm việc hoàn thiện bộ máy quản lý cạnh tranh, bổ sung nhân lực và cơ sở vật chất cho họ, có thế mới có thể hạn chế được những hành vi vi phạm.

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.