Chuyện trẻ em đi vệ sinh ở xứ ta và xứ người

Chuyện trẻ em đi vệ sinh ở xứ ta và xứ người
TPO - Nhờ có Tiền phong online mà bố mẹ được than trời bằng những phản hồi. Tôi đọc và hoàn toàn đồng cảm với những chia sẻ đó. Chúng ta có dám chắc 70-80% các cô đọc được những lời tâm sự đau xót này của các bậc cha mẹ ?

>> Diễn đàn : Hãy bắt đầu từ quyền đi vệ sinh của các cháu!

Chuyện trẻ em đi vệ sinh ở xứ ta và xứ người ảnh 1
Ảnh minh họa (diendantinhoc.com)

Tôi cũng mong Tiền phong Online nên mở mục cho các cô tâm sự để gia đình và nhà trường có sự thấu hiểu lẫn nhau và giúp cho các cháu được quyền đi vệ sinh bình thường như bao người khác.

Tôi còn nhớ thời du học Ba Lan giữa những năm 1970, đi phiên dịch cho một bác cán bộ của ta. Chuyến đi công tác vòng quanh Ba lan, mất khoảng một tháng bằng ôtô. Phía bạn chuẩn bị khá kỹ cho lịch trình, từ cơ quan này sang cơ quan khác rất chặt chẽ. Đến cổng đã có người ôm hoa đứng đón và đưa thẳng vào phòng họp. 

"Xin lỗi, hôm nay chúng tôi đã sơ ý..."

Do điều kiện công tác nước ngoài, hai đứa cháu nhà tôi hiện đang học nhà trẻ bên Mỹ. Thú thực gửi cháu đi tôi rất lo. Chỉ sợ cháu đùn ra quần thì xấu hổ lắm. Tuy nhiên, cô giáo ở đây rất chu đáo. Cứ khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi, tùy lứa tuổi, các cô nhắc các cháu xếp hàng đi vệ sinh.

Cô còn hỏi cháu nào có nhu cầu đi nặng. Cháu bé nhà tôi mới sang nên không biết tiếng Anh. Cô giáo còn hỏi là khi cháu có nhu cầu thì nói như thế nào. Tôi tả cho cô giáo hành động và thái độ của cháu khi đó, chẳng hạn cu Bin thì chạy cuống lên và kêu "ị rồi, ị rồi". Tôi lo lắng bảo cô sợ nhất là cháu đi nặng. Cô cười rất niềm nở:"Tôi sẽ lo cho cháu, anh đừng ngại". Tôi hỏi đi hỏi lại nhưng cô vẫn nói là OK mà.

Có lần cháu cũng bị sự cố. Tôi giở ba lô thì thấy quần áo bẩn đã được gói trong túi ni lông rất kỹ và một mẩu giấy viết tay của cô giáo : "Xin lỗi, hôm nay chúng tôi đã sơ ý nên bị bẩn ra quần. Hy vọng gia đình sẽ thông cảm. Tôi đã nhắc cháu nếu có nhu cầu thì phải nói ngay".

Lúc họp trông bác có vẻ căng thẳng, không tập trung vào cuộc gặp, có lúc vã cả mồ hôi. Sau vài lần thì tôi mới hiểu là bác đã cao tuổi nên có nhu cầu đi "nhẹ" thường xuyên. Vì thế mỗi lần gần tới chỗ mới, bao giờ tôi cũng đề nghị ôtô dừng lại một quán để tôi vào uống cafe...còn bác đi giải quyết "nỗi buồn". 

Thật ra, tại các sảnh của văn phòng hiện đại, gần phòng họp bao giờ cũng có toalet. Nhưng dân ta hay xấu hổ, chả lẽ vừa đến tay bắt mặt mừng lại chạy tọt vào nhà vệ sinh? Đó là nỗi lo không chỉ của trẻ thơ mà cả người lớn, từ nông dân đến quan chức, cả Tây lẫn ta, về một nhu cầu chính đáng và thuộc về "quyền làm người".

Tôi thấy khách phương Tây rất tự nhiên. Nếu có nhu cầu, họ sẽ nói ngay là "muốn vào WC chút" và không ai cười chuyện ấy cả. Nhưng dân Á Đông ta lại lịch sự không đúng lúc nên cứ nhịn và vì thế mà buổi tiếp đãi trở thành cuộc tra tấn âm thầm. Tôi cứ nghĩ hoặc do nhà vệ sinh của dân ta trong quá khứ quá bẩn nên nhắc đến từ đó làm ta ngượng hoặc thời đi nhà trẻ bị cấm đi toalet thường xuyên nên lớn lên đã thành bệnh xấu hổ khi vào nhà vệ sinh.

Nhà tôi cũng có hai cháu gửi nhà trẻ. Mỗi lần gửi các cháu đến lớp, tôi đi xe máy đến văn phòng với bao nhiêu nỗi lo. Chuyện gì sẽ xảy ra với con mình đây? Chúng có đánh nhau không? Đôi lúc về tắm cho con thấy còn bàn tay người lớn phát còn vằn đỏ, ai không khỏi xót xa.

Mình vẫn tét vào mông chúng lúc cơn giận nổi lên, nhưng nếu người khác làm tương tự thì ta không thể chấp nhận được nhất là cô giáo. Nhưng nỗi lo lớn nhất vẫn là "tối qua cu Bin không ị, chỉ sợ hôm nay đến lớp đùn ra quần, cô giáo phạt". Cháu còn bé quá, chưa biết kêu cô khi muốn đi tè. Các cháu vốn mải chơi, lúc gọi cô "con muốn" thì quần đã ướt sũng.

Bạn cứ tưởng tượng, một cô phụ trách 10-15 cháu, chỉ cần một buổi sáng có hai ba cháu có nhu cầu thì coi như buổi dậy các cháu hôm đó đi đứt. Không kể cứt đái ra bê bết, thối hoăng làm cả lớp tán loạn, các cô tức giận và mắng mỏ các cháu. Để giảm thiểu việc thiếu vệ sinh ấy cho mình, các cô nghĩ ra đủ kiểu từ dỗ dành các cháu đừng ị ở trường đến hình phạt mắng mỏ thô bạo và kể cả không cho phiếu bé ngoan nếu đái ra quần. Cô dọa và cháu sợ quá "cứ tự nhiên ra", thành một cái vòng luẩn quẩn. Các cô nuôi dậy trẻ có quyền sinh sát với cả đứa trẻ lẫn bố mẹ chúng nên tha hồ ra oai.

Lo con mình không biết nói, sợ chúng bị hành hạ, hầu hết bố mẹ đều theo giải pháp là "dĩ hòa vi quí", muốn cô giáo yêu con mình hơn đứa khác là được. Thấy con bị đánh, phạt tường hay bị xỉ vả thì cách tốt nhất là hôm sau đưa cái phong bì nằng nặng, may ra cô có cười tươi hơn. Cô nhận phong bì rồi nhưng con ị đùn vẫn bị ăn đòn. Nếu bà mẹ đến trường làm cho ra nhẽ thì cho hoặc con nghỉ học hoặc chuyển trường khác. 

Chuyện con tôi đi nhà trẻ ở Mỹ

Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo của ta hầu hết là nghèo nàn, chật chội, các cô nuôi dậy trẻ trình độ chưa cao và thu nhập thấp nên mới sinh ra lắm chuyện kể cả phong bì. Các cháu bĩnh ra quần vẫn xẩy ra trên lớp do “sợ phạt”.

Thay vì khuyên bảo một cách kiên trì, hầu hết các thầy cô và các bậc cha mẹ đều dọa nạt, thậm chí roi vọt... Đó là thói quen khó thay đổi được, trừ phi như bên Mỹ, nếu phát hiện bố mẹ hay cô giáo đánh trẻ con thì công an sẽ còng tay và đưa ra tòa.

Các bậc cha mẹ nên cố gắng rèn con đi toalet đúng giờ, tốt nhất là vào buổi tối. Đấy là lý tưởng vì cha mẹ tự chăm con mình thì vẫn tốt hơn. Việc đó không thể có ngay được mà là sự huấn luyện rất kiên trì ngay từ bé. Một cô giáo phải chăm 20 đứa trẻ thì không thể nào chu đáo được. Chỉ cần một đứa “bĩnh” làm cho cả lớp hôm đó mất vui. Cứ tưởng tượng ngày nào cũng có một bé hay hai bé có "vấn đề" lúc cả lớp đang hát hò vui vẻ. 

Do điều kiện công tác nước ngoài, hai đứa cháu nhà tôi hiện đang học nhà trẻ bên Mỹ. Thú thực gửi cháu đi tôi rất lo. Chỉ sợ cháu đùn ra quần thì xấu hổ lắm. Tuy nhiên, cô giáo ở đây rất chu đáo. Cứ khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi, tùy lứa tuổi, các cô nhắc các cháu xếp hàng đi vệ sinh. Cô còn hỏi cháu nào có nhu cầu đi nặng. Cháu bé nhà tôi mới sang nên không biết tiếng Anh. Cô giáo còn hỏi là khi cháu có nhu cầu thì nói như thế nào. Tôi tả cho cô giáo hành động và thái độ của cháu khi đó, chẳng hạn cu Bin thì chạy cuống lên và kêu "ị rồi, ị rồi". Tôi lo lắng bảo cô sợ nhất là cháu đi nặng. Cô cười rất niềm nở:"Tôi sẽ lo cho cháu, anh đừng ngại". Tôi hỏi đi hỏi lại nhưng cô vẫn nói là OK mà.

Có lần cháu cũng bị sự cố. Tôi giở ba lô thì thấy quần áo bẩn đã được gói trong túi ni lông rất kỹ và một mẩu giấy viết tay của cô giáo "Xin lỗi, hôm nay chúng tôi đã sơ ý nên bị bẩn ra quần. Hy vọng gia đình sẽ thông cảm. Tôi đã nhắc cháu nếu có nhu cầu thì phải nói ngay".

Có lẽ thói quen không dám "đòi ị" đã ăn sâu vào tiềm thức từ thời gian cháu đi nhà trẻ ở Hà nội. Nhận được tờ giấy nhỏ đó, chúng tôi hiểu là cần huấn luyện cho cháu đi đúng giờ ở nhà và cách cháu thể hiện nhu cầu cho cô biết. Hai năm các cháu đi học, tôi chưa bao giờ thấy ai dám dọa trẻ đi mẫu giáo không được "ị" ở trường.

Hồi ở Việt Nam, mẹ cháu cũng thích đưa phong bì để con nhà mình được ưu ái hơn nếu xảy ra “sự cố”. Thật ra, đưa phong bì cũng là một hành động tiếp tay cho cô giáo "nặng tay" với đứa trẻ khác ít tiền hơn, có sự phân biệt đối xử ngay trong một lớp. Nhưng không đưa phong bì thì không yên tâm chút nào. 

Giải pháp nào ?

Bây giờ nếu tôi bàn nên bỏ chuyện phong bì, bạn đọc sẽ chê tôi đang ở bên Mỹ nên nói thế nào cũng được. Thôi ta cứ đợi ông Bộ trưởng Bộ GD và ĐT giải quyết dứt điểm chuyện đó. Còn chuyện phong bì sẽ còn tồn tại lâu lâu. Hội phụ huynh nên thống nhất cách đưa tiền đóng góp của phụ huynh thế nào một cách minh bạch để giúp nhà trường và lớp giải quyết các khó khăn trước mắt và thêm thu nhập cho các cô giáo một cách thỏa đáng. Nếu các bậc cha mẹ vẫn tiếp tục đi đêm bằng phong bì vẫn không tránh được con ị đùn bị ăn đòn.

Còn với các cô giáo trường mầm non hay nuôi dậy trẻ thì có lẽ tôi không cần nhắc lại. Họ đã học rất kỹ và đã từng thề nguyện yêu nghề "vì tương lai con em chúng ta". Chỉ có điều ra công tác, với thực tế của cuộc sống và chuyện phong bì có thể làm một số người mất hết lương tâm nghề nghiệp "trồng người". Mong các cô hiểu cho, quyền được đi nhà vệ sinh lúc có nhu cầu là một quyền rất cơ bản của đứa trẻ và bất kỳ ai.

Việc các cô mắng mỏ, dọa nạt các em nhỏ vì vệ sinh không đúng lúc là hành động không thể tha thứ được. Các bậc cha mẹ ai cũng muốn các cháu bé “đi” ở nhà họ nhưng ai mà biết được điều gì với con trẻ. Đó là nhu cầu bất thường và không kiểm soát được.

Vì thế, các cô hãy coi đó là phần trách nhiệm của mình trong thời gian ở trường. Chính bản thân các cô cũng có con cái và sẽ gửi chúng đến trường. Nếu bản thân mình không có lương tâm với con người thì đừng mong người khác yêu con mình. Các cô nên hiểu các cháu không có lỗi mà chỉ có người lớn chúng ta có lỗi.

Việc thường xuyên hỏi xem cháu nào có nhu cầu "nặng" cũng giúp bản thân cô đỡ bị mệt hơn là dọa cho cháu sợ quá "tè ra quần". Thấy cháu nào không may bĩnh ra lớp thì cô cũng chỉ cần giúp cháu thay quần áo, cho vào túi nilong, gửi mẩu giấy về cho bố mẹ nói nhẹ nhàng "Hôm nay tôi không để ý nên cháu bị sự cố. Mong gia đình thông cảm". Tôi dám chắc tất cả các bố mẹ hẳn sẽ cố lo cho con mình và dậy chúng đi ở nhà vì thật ra họ rất thông cảm với các cô.

Nếu cứ tiếp tục dọa nạt và phạt các cháu về những chuyện tưởng như nhỏ kia những đứa trẻ kia lớn lên sẽ nghĩ gì về nền giáo dục đất nước. Ra đời, họ nhìn thấy ngang trái cũng không dám lên tiếng và phải xấu hổ với cả chuyện đi nhà vệ sinh.

Chúng ta đang giáo dục thế hệ trẻ để bước vào Toàn cầu hóa. Muốn thế hệ tương lai hội nhập, hãy cho dậy cho các cháu lòng tự tin kể cả việc muốn đi vệ sinh khi có nhu cầu. Có lẽ nào, khi trưởng thành rồi mà cứ phải âm thầm "nhịn" những nhu cầu đòi hỏi rất con người như bác cán bộ trên phải toát mồ hôi trong hội họp quốc tế. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.