Hà Nội thành lập ban đặc nhiệm chống dịch tiêu chảy cấp

Hà Nội thành lập ban đặc nhiệm chống dịch tiêu chảy cấp
TPO - Chiều ngày 1/11, UBND Thành phố Hà Nội đã họp khẩn về việc phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Thành phố đã quyết định thành lập ngay Ban đặc nhiệm phòng chống dịch tiêu chảy.

>> Dịch tiêu chảy cấp diễn biến nguy hiểm

Bệnh nhân tiêu chảy cấp tăng từng giờ

Đến sáng nay, Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia đã tiếp nhận gần 120 ca tiêu chảy cấp, trong đó 80 ca là loại nguy hiểm. Viện phải giải phóng các bệnh nhân khác để lấy chỗ cho họ.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó viện trưởng, cho biết số bệnh nhân đến đây tăng lên hằng ngày. Trong hôm đầu tiên dịch xuất hiện chỉ có 6 bệnh nhân. Con số này tăng thành 10 rồi 20 ca. Hai ngày qua, mỗi ngày viện tiếp nhận hơn 40 ca tiêu chảy cấp. Riêng sáng nay, đã có hơn 20 người nhập viện.

Hiện cả 6 tầng của Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia đều có người bị tiêu chảy cấp. Các bác sĩ phải giải phóng những bệnh nhân khác để lấy chỗ dành cho họ.

Theo Vnexpress

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các Sở, ngành chức năng, chính quyền các quận, huyện tập trung phòng chống dịch bệnh tiêu chảy cấp.

Đồng thời, những người mắc dịch sẽ đựơc cấp phát thuốc và điều trị miễn phí.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm này, các ổ dịch đều biệt lập, không có ca bệnh thứ phát.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp đã có thuốc đặc hiệu, phác đồ điều trị. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân tiếp tục nhập viện, tăng cả số lượng bệnh nhân và số các quận, huyện có người nhiễm bệnh.

Về thuốc men điều trị-phòng  dịch, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Hà Nội đã bổ sung 7 tấn cloramin B khử trùng những điểm phát dịch bệnh.

Theo ông Tuấn cho biết, các bệnh nhân mắc dịch được điều trị miễn phí. Còn những người tiếp xúc với bệnh nhân thì được uống, cấp phát thuốc dự phòng lây nhiễm.

Cùng đó, kể từ ngày 2/11, Hà Nội sẽ phát hành khoảng 5000 thẻ kiểm tra, phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cho các cán bộ tuyên truyền tại các quận, huyện.

Để đẩy mạnh chống dịch, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thành lập Ban đặc nhiệm và 4 tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo thành phố phòng chống dịch tiêu chảy cấp (Tiểu ban giám sát, phòng chống dịch; Tiểu ban điều trị; Tiểu ban hậu cần và Tiểu ban tuyên truyền).

Thành phố đặt ra mục tiêu bao vây dập dịch, không để xảy ra trường hợp nào tử vong do vì tiêu chảy cấp.

Tính đến chiều ngày 1/11, Hà Nội đã ghi nhận 12/14 quận, huyện có dịch. Nơi nhiều bệnh nhân gia tăng là: quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.  Ngày 1/11, thành phố tiếp tục có thêm bệnh nhân mới.

Hà Nội: Các bếp ăn trường học phải thực hiện nghiêm quy định về ATVSTP

Nhằm chủ động ngăn chặn dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa thông báo khẩn đến Phòng GD-ĐT 14 quận, huyện và tất cả các trường học trên địa bàn Thủ đô- nơi tổ chức phục vụ căng tin, tổ chức bếp ăn tập thể, bếp ăn bán trú.

Thông báo yêu cầu những nơi này phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản và tổ chức ăn tập thể, trong đó nguyên liệu phải có nguồn gốc, đã qua kiểm nghiệm, phòng bếp, phòng ăn bảo đảm vệ sinh.

Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng GD-ĐT các quận, huyện, các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giáo dục, phổ biến kiến thức và những quy định của Nhà nước, của UBND thành phố và ngành về ATVSTP;

tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đường tiêu hoá, bệnh lây truyền qua đường thực phẩm cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh... Phòng GD-ĐT các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc thực hiện báo cáo nhanh về tình hình ATVSTP trong thời điểm hiện tại về Sở GD-ĐT vào ngày 2/11.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.