4 khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

4 khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm
TP - Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, Cục Y tế dự phòng Việt Nam khuyến cáo mọi người thực hiện.

>> Hà Nội: Thành lập ban đặc nhiệm chống dịch tiêu chảy cấp

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

- Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B... vào sau mỗi lần đi sát khuẩn.

- Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

- Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm

- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

- Không ăn rau sống, không uống nước lã.

- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

- Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.

- Cẩm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt xác súc vật chết và rác thải xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải nhanh chóng báo ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hôm qua, 1/11, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh tả. Theo đó, bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp có các dấu hiệu như sôi bụng, tiêu chảy liên tục nhiều lần với lượng lớn, có khi hàng chục lít mỗi ngày, phân điển hình toàn nước, màu trắng đục như nước vo gạo; nôn dễ dàng, ban đầu ra thức ăn, sau ra nước; Không sốt, ít đau bụng; Mệt lả, chuột rút do mất nước… sẽ được điều trị theo phác đồ này.

Hai biện pháp điều trị chính là bồi phụ nước và điện giải; dùng kháng sinh. Bù nước bằng đường uống có thể thực hiện tại nhà với các loại dịch Oresol (ORS) (gồm NaCl 3,5g, NaHCO3 2,5g, KCl 1,5g và glucose 20g) pha với một lít nước đun sôi để nguội.

Bù bằng đường tĩnh mạch tại các cơ sở y tế có các loại dịch Natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat, Natri bicarbonat 1,4%, Glucose 5%. Điều trị bằng kháng sinh có các loại thuốc ưu tiên như nhóm fluoroquinolon (Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin), Azithromycin, Cloramphenicol.

Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú dùng Azithromycin. Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng Erythromycin hoặc Doxycyclin.

 Mỹ Hằng

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.