Dịch tiêu chảy : Nhiều bệnh viện quá tải trầm trọng

Dịch tiêu chảy : Nhiều bệnh viện quá tải trầm trọng
Sau hơn 10 ngày dịch tiêu chảy cấp xuất hiện (23/10) đến ngày 5/11 nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội như: Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, các bệnh viện Thanh Nhàn, Nhi Trung ương, Sanh Pôn, Viện Quân y 103, Bạch Mai... tiếp tục bị quá tải trầm trọng.
Dịch tiêu chảy : Nhiều bệnh viện quá tải trầm trọng ảnh 1

 Bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh viện Đống Đa. Ảnh : M.H

Cùng ngày, Tiến sĩ Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã hướng dẫn các bệnh viện thực miễn viện phí hoàn toàn cho tất cả các bệnh nhân tại 11 tỉnh có dịch theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kể cả các bệnh viện quân đội.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Trịnh Quân Huấn đưa ra lời cảnh báo: Các cơ sở y tế phải quản lý chặt (13 người bệnh đã trốn khỏi viện) các bệnh nhân dương tính với bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm vì rất có thể những người bệnh này sẽ vô tình thải ra môi trường mầm bệnh nguy hiểm.

Theo đó, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn yêu cầu: các bệnh viện sau khi cho bệnh nhân xuất viện phải thông báo với Trung tâm y tế dự phòng hoặc Sở Y tế tiếp tục theo dõi, giám sát chặt đến khi bệnh nhân hết hẳn mầm bệnh (thường phải sau 15-20 ngày). Đồng thời, đối với những người tiếp xúc với bệnh nhân và nguồn bệnh đều được uống thuốc dự phòng

Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia - trung tâm tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tiêu chảy cấp cho biết: Tính từ 6 -15 giờ chiều 5/11, Viện đã tiếp nhận thêm 60 ca bệnh tiêu chảy cấp nâng tổng số bệnh nhân từ đầu mua dịch đến nay lên 298 ca, trong đó 5 ca đã ra viện.

Theo bác sỹ Hà, kết quả thử kháng sinh đồ với penicili thì 83% bệnh nhân còn độ nhạy cảm với kháng sinh- tức là chủng tiêu chảy cấp nguy hiểm chưa kháng với loại kháng sinh trên. Tuy nhiên với các loại kháng sinh thế hệ mới hiệu quả kháng sinh đồ rất nhạy và đạt gần 100%. Như vậy với phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành điều trị dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm vẫn phát huy hiệu quả cao.

Để giải quyết tình trạng quá tải, Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia đã trang bị thêm giường bệnh và Chloramine B. Số bệnh nhân điều trị tại đây chủ yếu đến từ các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Từ Liêm của Hà Nội.

Tại các bệnh viện Quân đội, gồm Bệnh viện Quân y 103, từ ngày 1/11 đến nay đã dành Khoa truyền nhiễm của bệnh viện thu dung và tiếp nhận điều trị 32 ca; bệnh viện 304 tiếp nhận điều trị 9 ca Các bệnh viện Sanh Pôn, Đống Đa, Bạch Mai hiện đang tiếp nhận điều trị cho 30-40 bệnh nhân, riêng bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho gần 70 trường hợp trong đó có 25 ca dương tính, người nhiều tuổi nhất là 82, ít tuổi nhất là 10 tuổi.

Để sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân bị tiêu chảy, Viện Quân y 103 đã chuẩn bị các khoa phòng, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó và làm tốt công tác cấp cứu và thu dung điều trị bệnh nhân trong mọi tình huống.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã hoàn thiện quy trình xử lý và tiêu hủy mắm tôm bị nhiễm khuẩn. Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn thừa nhận: Do các ổ dịch xuất hiện lẻ tẻ, rải rác ở nhiều tỉnh, thành phố, nguồn lây nhiêm rất đa dạng, thậm chí cả môi trường và nguồn nước đã bị ô nhiễm; vì vậy công tác phòng chống dịch cũng hết sức cam go.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.