Mắm tôm được minh oan, thịt chó bị kết tội

Mắm tôm được minh oan, thịt chó bị kết tội
Các chuyên gia của WHO và Bộ Y tế khẳng định : Nguyên nhân chính của dịch tiêu chảy cấp xảy ra thời gian qua tại nước ta do liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó thủ phạm chính phải kể đến là thịt chó.

>> Mắm tôm chính thức được 'minh oan'
>> Ăn 2 tấn thịt chó, một xã có hơn 100 người tiêu chảy cấp
>> Dịch tiêu chảy cấp bùng phát, vì sao ?

WHO khuyến cáo Việt Nam cần đẩy mạnh 5 biện pháp ATVSTPt:

Phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường thực phẩm và nước, giữ gìn vệ sinh - rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Tách riêng thức ăn chín và sống- đặc biệt là các loại thực phẩm có nguy cơ cao như: thịt, gia cầm và hải sản sống; Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (nấu chín ở nhiệt độ trên 60oC hoặc giữ lạnh dưới 5oC) và sử dụng nước sạch (đã khử trùng bằng Clo hoặc đun sôi 100oC) để phục vụ ăn uống và làm sạch thực phẩm tươi sống như rau quả.

Hôm nay 22/4, tại cuộc họp “Công bố và đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” TS Jean-Marc Olive - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng: Việt Nam đã phản ứng rất nhanh, chính xác và kịp thời với dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Ngay khi dịch bệnh xảy ra, ngành y tế Việt Nam xác định sớm nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời và hết sức hiệu quả nên đã không có trường hợp nào tử vong.

Đây cũng là dịp Việt Nam nhìn nhận về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng như sớm có Luật về vấn đề này. Đồng thời, việc Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm từ ngày 1/7/2008 có hiệu lực hy vọng sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng & Môi trường (Bộ Y tế) - cho biết: Tuy số ca mới mắc tiêu chảy cấp đang giảm dần nhưng hiện nay cả nước đã có 2.490 người mắc bệnh, trong đó có 377 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 20 tỉnh, thành phố.

Như vậy đã có thêm 1 địa phương phát sinh bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả là Nghệ An. Các ca mắc bệnh nằm rải rác. Đến nay, thêm 2 tỉnh, thành phố sau 14 ngày không có thêm ca mắc tiêu chảy cấp mới và được đề nghị đưa ra khỏi danh sách các địa phương lưu hành dịch, đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Thọ.

Trước đó,  Quảng Bình là tỉnh đầu tiên công bố không còn lưu hành dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.  Đặc biệt số người lành mang phẩy khuẩn tả đã lên tới 16% đang là nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có thể lan rộng và kéo dài.

Trước tình hình diễn biến phức tạp đó, Bộ Y tế thành lập 5 Đoàn thanh tra, kiểm tra và xét nghiệm lưu động về ATVSTP. Các đoàn kiểm tra này đã quyết định đóng cửa 60% cửa hàng (trong tổng số các cửa hàng kiểm tra) không bảo đảm ATVSTP.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục phát động phong trào vệ sinh môi trường nơi công cộng, diệt ruồi và cắm biển cảnh báo tại những nơi bị ô nhiễm, tiếp tục tuyên truyền đến từng người dân về 3 biện pháp phòng chống dịch tiêu chảy cấp như: ăn chín - uống sôi - rửa tay sạch.

Theo Thu Phương
TTXVN

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG