"Người đanh đá" trong "Cô gái xấu xí"

"Người đanh đá" trong "Cô gái xấu xí"
Chỉ xuất hiện trong vai phụ - một thành viên của nhóm G6 trong phim "Cô gái xấu xí", với nét chanh chua của người phụ nữ bị "giật chồng", mà đủ để người ta nhớ đến Cát Tường - cô diễn viên "3 trong 1".
"Người đanh đá" trong "Cô gái xấu xí" ảnh 1

Để tìm vai diễn ưng ý, cô tự bỏ tiền đầu tư vở mới trên sân khấu 5B (TPHCM).

Từng được báo chí gọi là "diễn viên 3 trong 1" vì tài hát, tài diễn kịch và đóng phim, thế nhưng, Cát Tường chỉ mới trở lại gần đây sau 5 năm vắng bóng.

Cát Tường chọn nhiều vai để thử sức. Vốn thuận vai lẳng, đanh đá, cô chịu khó thay đổi nhân vật, để trở lại chịu thương chịu khó trong vai Biển (trong "Đôi mắt của biển"), hay vai đồng tính trong vở "Nhà trọ tình yêu".

Cả hai vở đều dựng trên sân khấu 5B, là nơi mà trước đây những diễn viên trẻ mới ra nghề như cô "nằm mơ cũng không tới".

Còn trên màn hình nhỏ, cô xuất hiện trong vai phụ - một thành viên của nhóm G6 trong phim "Cô gái xấu xí", với nét chanh chua của người phụ nữ bị "giật chồng", mà đủ để người ta nhớ.

Người xem ấn tượng với vai cô Yến của cô trong "Đồng tiền xương máu", một vai diễn thủ đoạn và khá dữ dội.

Cát Tường đóng khá nhiều phim, từ "Nghề báo", "Gọi giấc mơ về", "Thiên đường tình yêu", trước đó có "Chuyện tình công ty quảng cáo", "Giá mua một thượng đế", "Gió qua miền tối sáng"... Nhưng với cô, đóng là để có vai đều, chứ trong lòng vẫn cảm thấy chưa thoả mãn với chính mình vì cô cho rằng đó là những vai nhàn nhạt.

Cô tâm sự: "Vì thấy mình lên không nổi với những vai lình sình kiểu đó, tôi từng bỏ nghề một thời gian. Sang học nghề, mở trường dạy trang điểm ở Đồng Nai, TPHCM, sau này ở Vĩnh Long.

Đến khi trở lại vì không thể xa sân khấu, tôi có chút tự tin nhờ vẫn còn được tổ đãi. Tuy mơ ước về một sân khấu chuyên nghiệp còn xa vời, nhưng cũng nghĩ mình làm được gì thì làm. Dẫu sao thì có một tiềm năng chưa đủ, nghệ sĩ cần phải có may mắn.

Ngày trước, tham gia một số vở có nội dung hay, như "Bông cúc xanh trên đầm lầy", "Cô gái nhìn thấy tất cả"...., tôi thấy rất hạnh phúc, nhưng nhà hát kịch TPHCM hồi đó lại không diễn thường xuyên, người xem hầu như không hay biết...

"Người đanh đá" trong "Cô gái xấu xí" ảnh 2

Ở lĩnh vực ca hát, có người hỏi, sao tôi cùng thi với Hồng Ngọc, Đàm Vĩnh Hưng và đoạt giải cao hơn, mà không nỗ lực ca hát, trong khi những người đó đều gặt hái thành công...

Cuối năm nay, dự định sẽ ra một CD để kỷ niệm giọng hát của diễn viên Cát Tường, hát chung với những đồng nghiệp khác.

Tính tôi vốn thẳng thắn, nên hồi đó, tuy có những cơ hội (song là cơ hội đi kèm với những "lời đề nghị khiếm nhã"), tôi đã từ chối".

Đầu tư 80 triệu đồng cho 2 vở diễn ở Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ, đến nay, Cát Tường đã thu hồi được vốn chưa?

Kể ra thì đã hồi vốn rồi, giờ vẫn còn diễn lai rai, phụ thuộc vào số vé bán hàng đêm, nên tôi vẫn chưa quyết toán lời thế nào được. Những khi không có vai ưng ý, tôi tự bỏ tiền mời diễn viên, đạo diễn làm vở mình thích. Sắp tới có quá nhiều vai diễn, nên tôi tạm gác những dự tính riêng, dù đã chọn được kịch bản hay.

Tôi được mời đóng vai Thị Bình trong "Lôi Vũ" trên sân khấu 5B, cùng một vai trong vở khác do đạo diễn Doãn Hoàng Giang dàn dựng và rất mong mình đảm nhận được những vai có sức nặng như vậy.

"Người đanh đá" trong "Cô gái xấu xí" ảnh 3

Đã từng đóng nhiều vai trên phim truyền hình, nhưng vì sao Cát Tường luôn cho rằng đích đến của mình còn xa lắm?

Vì tôi cảm thấy ngay cả trong lĩnh vực truyền hình, cách làm việc vẫn không chuyên nghiệp. Những người học bài bản ra như chúng tôi thì chỉ được nhận những vai đã đóng nhãn, hay vô khung sẵn, kiểu phụ nữ bị chồng bỏ, hay bị giật chồng, đi đánh ghen.

Đó chỉ là những vai phụ, vai lót; còn vai chính thì dành cho người đẹp chân dài, những người mẫu, ca sĩ, mà không cần biết họ có diễn được hay không.

Điều đó làm tôi rất buồn, vì không những lụi nghề, mà giá cátsê cũng bị ảnh hưởng, do các cô chân dài hét cao quá. Là một diễn viên truyền hình, nhưng tôi vẫn ngại khi xem phim VN.

Theo M.T
Lao động

MỚI - NÓNG