PVN sẽ không làm chủ đầu tư cả 13 dự án điện

PVN sẽ không làm chủ đầu tư cả 13 dự án điện
Hôm nay 7/10, đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết: PVN đã trình lên Chính phủ xin phép làm 13 dự án điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) "trả lại" tuy nhiên nhiều khả năng Chính phủ sẽ không đồng ý để PVN được làm "cả".
PVN sẽ không làm chủ đầu tư cả 13 dự án điện ảnh 1

Công nhân LILAMA Hà Nội lắp đặt tua bin nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Ảnh : TTXVN

Đại diện PVN khẳng định: Trong khi chờ quyết định cuối cùng của Chính phủ, PVN đã lên phương án thu xếp vốn và nhiên liệu than cho các dự án điện này.

Hiện tại, với lợi thế có 10 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí tại 5 châu lục, PVN có thể thu xếp tìm các nguồn cung cấp than dài hạn ở nước ngoài. Việc thu xếp vốn cũng không phải là dễ nhưng nhờ có mối quan hệ sẵn có với các đối tác nước ngoài và tiềm lực tài chính sẵn có, PVN hoàn toàn có thể thu xếp đủ vốn cho các dự án điện.

Đại diện của PVN còn cho biết: PVN hoàn toàn có đủ năng lực để làm chủ đầu tư các dự án điện vì hiện nay, PVN cũng đang vận hành 3 nhà máy điện với tổng công suất 2.000 MW.

Mặc dù PVN " tin chắc là làm được" cả 13 dự án điện nhưng nhiều chuyên gia năng lượng lại cho rằng, rất có thể việc thu xếp vốn cho cả 13 dự án điện (với tổng công suất dự kiến 13.800 MW) là không khó với PVN nhưng việc lo đủ nguồn than nhiên liệu cho các nhà máy chắc chắc không phải dễ.

Theo các chuyên gia, thời gian gần đây, nhiều đoàn công tác của EVN và Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ra nước ngoài đàm phán các hợp đồng mua than nhưng vẫn chưa đạt kết quả.

Chính TKV cũng đã phải từ chối bao tiêu than nhiên liệu cho các dự án điện BOT bởi gặp khó khăn trong đàm phán về giá và sản lượng than với các nước trong khu vực, nhất là với Indonesia.

TKV cho biết: Hiện tại có tiền chưa chắc đã nhập khẩu được than do các nước lớn đã ký hợp đồng từ nhiều năm nay với Indonesia để mua các mỏ than lộ thiên. Trong khi đó, việc mua than từ Úc dễ dàng hơn nhưng thời gian vận chuyển lên tới 40 ngày/chuyến và tiền cước vận tải cao gấp đôi so với mua của Indonesia.

Được biết, với tổng công suất 13.800 MW, tổng vốn đầu tư cho 13 dự án điện này lên tới 20,7 tỷ USD và lượng than nhiên liệu cho 13 dự án nhiệt điện này đi vào hoạt động lên tới con số kỷ lục 41.400 triệu tấn than (theo cách tính cơ sở 1000 MW cần 3 triệu tấn than nhiên liệu).

Theo Nguyễn Kim Anh
TTXVN

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.