Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển:

Không giảm giá xăng vì phải bù lỗ : Chưa thuyết phục !

Không giảm giá xăng vì phải bù lỗ : Chưa thuyết phục !
TPO – Đây là khẳng định của PGS Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về việc có ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải trích lãi để bù lỗ số tiền Nhà nước đã ứng trước đó để không giảm giá xăng.

>> Giá xăng có thể giảm thêm 1.500 - 2.000 đồng/lít?
>> Giá xăng ở Mỹ chỉ còn 14.306 đồng/lít

Không giảm giá xăng vì phải bù lỗ : Chưa thuyết phục ! ảnh 1
PGS Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Việc giá xăng chỉ giám thêm 500 đồng/lít có phải quá thấp so với việc giá dầu thế giới đang giảm mạnh?

Đúng ra mức giảm giá xăng trong nước phải tương ứng. Lập luận chưa giảm giá xăng cho đến nay chưa rõ ràng, chưa thuyết phục. Doanh nghiệp không muốn giảm giá xăng thì cũng phải đưa ra lý lẽ thuyết phục

Bộ Tài chính nói chưa giảm giá xăng là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bù lỗ. Theo ông việc không giảm giá nhiều cho người tiêu dùng có hợp lý không?

Có thể mang lý do này khác là đúng. Nhưng phải rõ ràng việc bù lỗ là bao nhiêu, bù lỗ trong quãng thời gian nào và mỗi lít xăng chịu bao nhiêu bù lỗ để mọi người cùng biết. Trong luỹ thoái của giá xăng thì cũng cần phải đo được ở mức độ cụ thể hơn. Không thể đưa ra lý do là phải bù lỗ chung chung được. Lấy lý do bù lỗ để không giảm giá xăng là không ổn.

Tôi không phản đối lý do phải bù lỗ nhưng việc bù lỗ phải nói rõ một lít xăng chịu bao nhiêu và thời hạn là bao lâu. Khi hết thời hạn bù lỗ thì anh sẽ giảm ở mức nào.

Ở đây có nhiều phương án khác nhau. Có thể kéo dài thời gian bù lỗ ra thì giá xăng không thể cao được còn nếu rút ngắn, muốn bù lỗ nhanh thì giá như thế nào phải nói rõ với dân. Hiện nay thị trường là phải công khai việc đó.

Hiện nay Chính phủ đã cho doanh nghiệp tự quyết định giá xăng nhưng vì sao đến nay giá vẫn không theo tín hiệu thị trường?

Chắc chắn giá xăng dầu là cực kỳ nhạy cảm và mang ý nghĩa xã hội rất cao. Việc thả nổi giá như hiện nay đòi hỏi khả năng điều tiết rất mạnh thì mới đảm bảo được. Về dài hạn, chúng ta phải tính rất kỹ việc này. Phải có một lực lượng dự trữ thật tốt và khả năng kiểm soát tình hình lúc bất thường của Nhà nước cũng phải tốt hơn nữa.

Nếu chỉ dựa vào một nguyên lý là thị trường là giá cả theo doanh nghiệp tự do định đoạt thì chưa đủ. Vì không phải giá nào cũng giống giá nào trong cuộc sống.

Theo ông giá xăng dầu nên điều chỉnh theo giai đoạn, hay điều chỉnh lắt nhắt 500 đồng, 1.000 theo thị trường?

Cuộc chơi đã theo thị trường. Nhưng thế có nghĩa việc giám sát của Chính phủ phải đảm bảo lợi ích cho thị trường chứ không phải cho một nhóm lợi ích của các nhà nhập khẩu xăng dầu. Ở đây cần 2 yếu tố là thông tin và sự giám sát của Nhà nước.

Hiện có 11 doanh nghiệp đầu mối trong đó Petrolimex chiếm 60% thị phần. Với cơ chế độc quyền như vậy khi “thả” ra thì có ổn hay không?

Như vậy, cơ sở cho sự độc quyền là rõ ràng. Cho nên ta phải kiểm soát. Cùng với đó Luật chống độc quyền phải được thi hành một cách nghiêm túc hơn.

Có 2 yếu tố. Đã là thị trường thì phải hạn chế tính độc quyền. Nếu là độc quyền Nhà nước thì người ta hi vọng Nhà nước vì trách nhiệm với xã hội sẽ đưa ra những chính sách giá hợp lý. Còn nếu đó là độc quyền của doanh nghiệp thì khác. Lúc đó đòi hỏi cơ chế giám sát chống độc quyền phải thật sự nghiêm túc. Hiện nay việc thử nghiệm cơ chế chống độc quyền hầu như ta chưa có kinh nghiệm và cái này còn phải tập luyện nhiều.

Có ý kiến ngay chính Bộ Công Thương cũng không muốn giảm giá xăng vì muốn giữ một mặt bằng giá cao để tránh gây xuất lậu xăng dầu?

Đó cũng là 1 lý lẽ nhưng mọi lý lẽ phải cân nhắc. Tôi cho rằng mọi lý lẽ phải đưa ra công bằng, có số liệu minh bạch, rõ ràng. Về mặt thời hạn và về mặt số liệu ở đây có những con số. Còn mọi lý do đều phải có cơ sở của nó. Nếu hiện xăng Việt Nam xuống thấp mà xăng các nước láng giềng cao hơn thì sẽ dẫn đến việc xuất lậu và như vậy là không nên. Như vậy cần một cơ chế đảm bảo sự cân bằng trong nước.

Còn nếu chỉ vì lí do sợ xuất lậu xăng thì cũng chưa đủ, chưa đủ về cả lượng thông tin và sự rõ ràng. Phải có cơ chế để yểm trợ cho giá trong nước. Nếu như vậy thì chỉ là bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp xăng dầu chứ không phải là bảo vệ cho lợi ích của nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển:

Chưa nên tăng thuế nhập khẩu xăng

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo “Mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối – bán lẻ” sáng 13/10, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cũng khẳng định để minh bạch việc hòan trả tiền bù lỗ xăng dầu của các doanh nghiệp cần có quy định cụ thể là phải trích lợi nhuận ra 1.000 đồng/lít để hoạch toán riêng rồi chuyển số tiền này vào một tài khoản chuyên dùng để bù lỗ và cơ quan chức năng sẽ kiểm tra tài khoản này. Sau đó những doanh nghiệp nào lãi nhiều hơn thì họ sẽ tự động giảm giá.

“Tôi đã làm việc về việc khi doanh nghiệp giảm giá thì không cần phải xin, tự động giảm nhưng bên tài chính vẫn bắt phải đăng ký trước 3 ngày. Còn việc tăng giá cũng phải xin vì phải thẩm định xem việc tăng giá này có đúng không nhưng khi giảm thì phải cứ tự động giảm. Còn nếu các cơ quan nhà nước thấy anh giảm chưa đủ mức thì phải bảo”- Ông Tuyển nói.

Cũng theo ông Tuyển, với 11 đầu mối nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam hiện nay không phải là ít. Các nước khác không nhiều như vậy. Ở các nước đại lý, cửa hàng bán xăng rất nhiều nhưng hãng nhập khẩu, ngay cả ở Malaysia, Thái Lan…, cũng không có nhiều như vậy. Các nước này hơn mình ở chỗ là có cả nước ngoài đầu tư. Còn số lượng hãng của họ không nhiều như mình.

Ngày trước Việt Nam chỉ có 3 hãng nhưng vẫn hình thành thị trường chứ không phải vì nhiều mới hình thành thị trường. Thế nên đừng nghĩ 11 đầu mối là ít quá. Ở các nước có không nhiều đầu mối nhưng họ vẫn tạo được sự cạnh tranh. Chủ yếu là do cơ chế của mình.

Quan trọng là phải kiểm soát được những lúc bù lỗ này xem bù đủ chưa. Đây là việc Nhà nước phải làm và hoàn toàn có thể làm được. Còn nếu giá tăng thì người tiêu dùng phải chịu. Vấn đề ở đây là cơ chế làm thế nào để khi giá xuống thì người tiêu dùng có lợi và phải bù đắp được số lỗ của doanh nghiệp. Nhiều khi các bộ ngành không bám chắc được. Anh phải có sự rõ ràng.

Vừa rồi có cái chậm cũng là do Bộ Tài Chính muốn thu thuế vì thấy các nước đều thu thuế nhập khẩu của xăng cả. Yêu cầu muốn thu thuế là chính đáng nhưng thời điểm nào thì phải tính vì không phải cứ vừa hạ xuống thấy giá tăng thì lại nâng lên.

"Theo quan điểm của tôi tại thời điểm này thì chưa nên tăng thuế nhập khẩu. Sau này khi giá giảm xuống tiếp thì đưa thuế vào hoặc khi doanh nghiệp bù hết lỗ rồi thì sẽ thu 1.000 đồng/lít xăng thông qua thuế. Như vậy doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hạ giá được"- Ông Tuyển nói.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.