Đối phó thất nghiệp - Bài III

Chờ thưởng Tết và không yêu sách

Chờ thưởng Tết và không yêu sách
TP - Tại nhiều khu công nghiệp (KCN) ở Đà Nẵng công nhân dài cổ chờ việc chờ thưởng Tết và suy nghĩ những yêu sách trước đây của mình.

Bài II: Ăn mì tôm, nhận một phần lương chờ việc

Chờ thưởng Tết và không yêu sách ảnh 1
Các DN sẵn sàng sa thải công nhân, vì người xếp hàng chờ việc vẫn rất đông

Tại một khu nhà trọ công nhân (CN) ở phường Mân Thái (Sơn Trà – Đà Nẵng), dù chúng tôi đến thăm vào buổi sáng thứ Hai, nhiều CN vẫn nằm dài ở nhà. Hỏi ra mới biết, đây là số CN ngành may mặc, dệt kim nghỉ chờ lương để về quê ăn tết. Thời gian nghỉ kéo dài gần cả tháng nhưng không ai trong số họ về quê vì không có tiền xe và tất nhiên là chưa nhận được lương và tiền thưởng tết.

Căn phòng trọ năm người của nhóm nữ CN Cty TNHH Sài Gòn Knit Wear (chi nhánh Đà Nẵng tại KCN An Đồn) buồn thiu. Họ chính thức nghỉ việc từ mấy ngày nay.

Nguyễn Thị Bé (quê Triệu Phong - Quảng Trị), buồn bã: “Em làm CN được gần năm năm rồi, lương tháng 930.000 đồng không đủ trả tiền ăn, nhà trọ và chi phí lặt vặt trong thời buổi giá cả tăng vùn vụt thế này”.

Bé là chị cả của bốn em trong gia đình nông dân ở xã nghèo Triệu Tài, một mình em lặn lội vào Đà Nẵng mong làm CN may mặc kiếm chút vốn liếng gửi về quê. Nhưng sau năm năm, Bé tích lũy chưa đầy một chỉ vàng nhờ thường xuyên nhịn ăn sáng.

“Năm ngoái tiền thưởng tết của em là 300.000 đồng, vừa đủ tiền xe về quê và mua cho đứa em út bộ quần áo. Năm nay sẽ rất khó khăn. Nghe nói lãnh đạo Cty sẽ cho CN nghỉ việc đến tận tháng sáu. Ai có hợp đồng lâu năm mới được trả 70% lương” – Bé bùi ngùi tâm sự.

Nguyễn Thị Phương Nga (Quảng Trị) là niềm hy vọng thu nhập của gia đình nông dân có ba con. Sau bốn năm bươn chải, đến giờ thậm chí cả tiền xe về tết Nga cũng chẳng còn.

Theo Nguyễn Thị Bé, trong hai năm đầu làm ở Cty dệt kim Knit wear ở KCN An Đồn, Bé không nhận được tiền thưởng Tết, đến cái tết thứ ba mới được 50.000 đồng, hai năm gần đây từ 200 – 300 nghìn đồng.

Nguyễn Thị Hồng (quê Thanh Hóa - Cty Valley View) mới đi làm về cũng than thở: “Hẻo lắm các anh ơi”. Đây cũng là không khí các KCN như Hòa Khánh, Hòa Cầm, Liên Chiểu...,  nơi những lời hứa thưởng tháng lương thứ 13 của lãnh đạo các Cty mỗi dịp tết về chưa khi nào được thực hiện.

Yêu sách = mất việc !

Theo thống kê của Sở LĐ – TB&XH TP Đà Nẵng, đến cuối tháng 12/2008 đã có ba DN báo cáo chấm dứt 100% hợp đồng đối với CN. Đó là Cty Wei Xem Sin (KCN Hòa Khánh), Cty TNHH Kim Quốc Bảo và Cty khoáng sản Transcen Việt Nam (KCN Hòa Khánh), với số lượng gần 1.000 CN. Ngoài ra, còn nhiều Cty khác đã và đang thanh lý hợp đồng đối với 100 – 200 CN.

Đa số đối tượng chuẩn bị thanh lý hợp đồng lao động mới vào làm một vài năm hoặc đều thuộc nhóm CN thường đưa ra yêu sách, đình công.

Theo giải thích của ông Lê Minh Hùng - trưởng phòng lao động - tiền lương (Sở LĐ – TB&XH Đà Nẵng), đây là xu thế chung của các DN, đặc biệt là nhóm thuộc lao động lĩnh vực dệt may, giày da xuất khẩu. Đó cũng là biện pháp duy nhất trong thời điểm hiện nay để DN tự cứu mình.

Được biết, nhiều Cty vẫn trưng biển tuyển lao động trước cổng. Song song với việc đó, họ cho chấm dứt hợp đồng với hàng trăm CN, hoặc do không có hàng, hoặc do nhu cầu thu hẹp sản xuất.

Nguyễn Thị T. L. (CN Cty TNHH Keys Hinge Toys) - một nữ CN vừa bị mất việc, kể: “Mấy lần đình công, em hay đi đầu để đòi quyền lợi tiền lương, giảm giờ làm. Vừa rồi bọn em tiếp tục yêu cầu mức thưởng tết và lương tháng thứ 13. Thời gian gần đây em vẫn làm chăm chỉ, năng suất cao thế mà vẫn  bị chấm dứt hợp đồng. Giờ mới biết mình dại. Thời buổi này, đình công hay yêu sách đồng nghĩa với mất việc”. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.