Noname

Noname
TP - “Bởi nhu cầu sữa ngày càng tăng, nhưng sản lượng sữa trong nước vẫn hạn chế” - Tiến sỹ Hoàng Kim Giao- Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nói như vậy khi trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)

Bà con nên tạm thời tự giải quyết

Noname ảnh 1

T.S Hoàng Kim Giao: “Các doanh nghiệp thu mua sữa phải gắn bó mật thiết hơn với lợi ích của dân”.

Tôi thực sự đau xót và muốn sẻ chia, thông cảm với nỗi khổ của người chăn nuôi khi phải đổ sữa.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay giá sữa thế giới giảm một nửa so với thời điểm trước khi có bão melamine (nếu quy ra sữa tươi giá trung bình là 4.000 đồng/lít), trong khi giá sữa tươi trong nước đang tiêu thụ khoảng 6.500 - 8.000 đồng/lít.

Vào mùa này, sản lượng sữa lại cao hơn nhiều. Vì thế, các doanh nghiệp không hào hứng mua sữa tươi trong nước.

Để giải quyết tình trạng sữa tồn đọng, phải đổ đi, cần làm gì, thưa ông?

Trước mắt, bà con chăn nuôi bằng mọi giá phải đảm bảo sữa sạch theo quy định. Cùng đó, nếu có sữa dư thừa thì bà con nên tạm thời tự giải quyết bằng cách tự chế biến và sử dụng trong gia đình.

Đối với những con bò gần cạn sữa hoặc yếu, cần giảm cho ăn để bò cạn sữa, giảm sản lượng; lấy sữa dư thừa nuôi bê, bò; giúp đỡ các trường học, cơ sở nuôi dưỡng người già... Mặt khác, người chăn nuôi tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp tăng thu mua sữa.

Về lâu dài, Cục Chăn nuôi đã và sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ bốn giải pháp cơ bản. Đó là nâng thuế nhập khẩu sữa bột theo đúng lộ trình AFTA; áp dụng quota đối với sữa bột nhập khẩu (doanh nghiệp nào nhập bao nhiêu sữa nguyên liệu thì sẽ phải mua lượng sữa tươi trong nước tương ứng với tỷ lệ chế biến sữa hoàn nguyên); không cho phép xây dựng nhà máy sữa nếu chỉ nhập sữa bột mà không mua sữa tươi trong nước để chế biến sữa hoàn nguyên; hỗ trợ nông dân mức một triệu đồng/con bò sữa đối với khu vực gặp khó khăn (Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc).

Nông dân đổ sữa, trách nhiệm của Bộ NN&PTNT như thế nào, thưa ông?

Cục Chăn nuôi và Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến vụ việc để có biện pháp can thiệp kịp thời và đảm bảo kế hoạch lâu dài phát triển đàn bò sữa. Cụ thể, đã và tiếp tục chỉ đạo các địa phương duy trì đàn bò sữa, không vì hiện tượng trước mắt trên mà phá huỷ đàn bò sữa mất nhiều công gây dựng.

Thiết nghĩ, đây cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp thu mua sữa phải gắn bó mật thiết hơn nữa với lợi ích của nông dân. Các cơ quan quản lý địa phương (nhất là thôn, xóm) phải vào cuộc, đứng ra giải quyết và có trách nhiệm cụ thể.

Xin cảm ơn ông! 

* Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sản lượng sữa bò tươi cả nước khoảng 262.000.000 lít/năm. Tại Vĩnh Phúc, với 485 con bò cho sữa, tổng thu khoảng 17 tỷ đồng/năm. Riêng Hà Nội, sản lượng sữa đạt 11.200.000 lít/năm, nếu với giá sữa hiện 6.500 đồng/lít thì tổng thu khoảng 72,8 tỷ đồng/năm.

 Đức Kế
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.