Lao động nước ngoài không phép: Trách nhiệm của ai?

Lao động nước ngoài không phép: Trách nhiệm của ai?
TPO - Ngày 25/5, Bộ trưởng Bộ Lao động, TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, hầu hết lao động nước ngoài vào Việt Nam theo các dự án đều chưa được cấp phép, và trách nhiệm này thuộc CQ quản lý nhà nước về lao động từ trung ương tới địa phương.

>> Cần dự báo chính xác vấn đề thất nghiệp

Lao động nước ngoài không phép: Trách nhiệm của ai? ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Hồng Vĩnh

Nhiều đại biểu, người dân bày tỏ sự lo ngại với hiện tượng lao động nước ngoài vào Việt Nam nhiều theo các dự án, Bộ đánh giá thế nào về việc này?

Lao động nước ngoài ở Việt Nam là có thực. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, nhất là các địa phương, phải nắm tình hình cụ thể để báo cáo.

Để nói chính xác hiện có mấy ngàn lao động nước ngoài, chúng tôi phải kiểm tra, thống kê giữa các địa phương. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi.

Nhưng rõ ràng, những người này qua Việt Nam trước hết bằng con đường du lịch và theo những dự án của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Họ hầu như không được cấp giấy phép lao động.

Hiện, các địa phương, bộ, ngành, kể cả ngành công an, quản lý nhà nước về lao động muốn công trình do nhà thầu nước ngoài thực hiện phải đi vào hoạt động để nắm được con số cụ thể. Trên cơ sở đó, xác định số người cần làm thủ tục xin phép để quản lý đúng luật.

Trong thời điểm hội nhập, chúng ta không thể khóa cửa, cấm người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, người vào Việt Nam làm việc phải đúng theo quy định của pháp luật của Việt Nam

Có ý kiến nêu, chúng ta buông lỏng quản lý lao động nước ngoài?

Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội không cấp phép cho lao động vào Việt Nam mà là cơ quan xuất nhập cảnh. Bộ không được phép cấp phép cho bất kì người nước ngoài nào, kể cả người nước ngoài gốc Việt.

Khi cơ quan chức năng hỏi, người ta ghi là đi du lịch, thăm người thân. Nhưng đến lúc họ làm những công việc cụ thể ở các công trình, địa phương có công trình, dự án đầu tư, và chủ đầu tư phải lập tức thống kê, báo cáo cho chính quyền địa phương về số lượng lao động nước ngoài.

Lao động nước ngoài không phép: Trách nhiệm của ai? ảnh 2Theo quy định, quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải từ khâu kiểm soát nhân khẩu ở từng địa bàn. Đơn vị, doanh nghiệp nhận lao động nước ngoài vào làm phải khai báo số lượng, kỹ năng, trình độ, kỷ luật lao động với cơ quan công an và Bộ Lao động, Thương binh & Xã hộiLao động nước ngoài không phép: Trách nhiệm của ai? ảnh 3 - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân

Trong tổ chức thực hiện, có nơi, công trình sử dụng lao động nước ngoài chưa tuân thủ đúng quy định.

Như vậy, trách nhiệm thuộc về chủ sử dụng lao động, không phải cơ quan quản lý nhà nước về lao động?

Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về lao động từ trung ương tới địa phương.

Người ta nói, trách nhiệm thuộc Bộ Lao động, Thương Binh & Xã hội là không sai. Tuy nhiên, khi phân tích rõ, trách nhiệm của từng cơ quan ở mức nào phải được đặt ra một cách khách quan, từ đó mới tìm ra chỗ đang cần sửa. Còn nói chung chung, nhận trách nhiệm chung chung thì không bao giờ sửa được.

Nếu tôi nhận chung chung rằng, đó là trách nhiệm của tôi, thì làm sao tôi sửa được. Tôi không cấp giấy phép cho họ vào Việt Nam. Người ta vào đây cũng không đăng kí với tôi. Thành ra, nhận trách nhiệm thì phải nhận hết sức.

Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý lao động, thì chỉ rõ cụ thể là ai, ở trung ương là bộ nào, cơ quan nào, ở địa phương là cấp chính quyền nào. Giá trị đầu tư ở mức nào phải báo cáo chính quyền địa phương cấp tỉnh, hay chỉ cấp huyện thôi. Rồi trách nhiệm của chủ đầu tư. Làm như thế thì mới ra được.

Theo bà, chúng ta cần sửa gì để quản lý lao động nước ngoài hiệu quả?

Tôi cho rằng, trước hết phải rà soát lại pháp luật. Quy định vào dưới bốn tháng, ba tháng, phải thế nào? Xin phép ai? Có luật rồi nhưng đã chặt chẽ chưa?

Thứ hai là về trách nhiệm. Ở đây, có vấn đề trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

Xin cảm ơn bà.

Bà Ngân cũng cho biết, vừa qua, Chính phủ đưa ra những giải pháp, góp phần giúp doanh nghiệp gỡ khó khăn để hạn chế bớt việc sa thải công nhân. Theo thống kê chưa đầy đủ, 200 doanh nghiệp đã làm thủ tục tiếp nhận nguồn vốn vay không lãi, trả lương cho công nhân. 

Nguyễn Tuấn - Phạm Tuyên ghi

MỚI - NÓNG