Ẩm thực có vực nổi ca trù?

Ẩm thực có vực nổi ca trù?
TP - Ông Nguyễn Nhã, TS Sử học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam và Chủ nhiệm CLB Ca trù và Hát thơ Lạc Việt ở TPHCM chính là người đưa ra lối tiếp thị ca trù riêng.
Ẩm thực có vực nổi ca trù? ảnh 1

CLB Ca trù Thăng Long từng bước xây dựng dàn bát âm tái hiện hát ca trù cửa đình. Ảnh: Hoa Hựu

Tham luận của ông viết: “Ca trù và hát thơ ẩm thực truyền thống Phúc Lộc Thọ có thể đem đến từng nhà nếu được yêu cầu. Giá mỗi phần ăn từ 50.000đồng đến 100.000đồng.” Dĩ nhiên khách nghe hát xong mới ăn.

Vừa qua, CLB Lạc Việt cũng giới thiệu vô số bài ca trù ca ngợi món ăn Việt Nam. Có thể kể Hát nói Phở, Hát nói Chả cá (lời: Nguyễn Quảng Tuân), Hát nói Tôi yêu phở, Tôi yêu chả cá (lời: Nguyễn Nhã), rồi còn cả Anh yêu phở, Hát nói Khen tặng Bún Việt Nam, Hát nói Bún thang, Bún bò Huế...

Một số địa phương bước đầu đưa ca trù vào trường phổ thông, đại học qua chương trình ngoại khóa để giới trẻ có khái niệm.

Mục tiêu xa hơn mà Viện Âm nhạc đưa ra là xây dựng giáo trình đưa ca trù vào giảng dạy tại các trường nhạc. CLB Ca trù xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, Nghệ An cho hay đã liêt kết với trường THCS của xã, chọn tám em hát và múa. CLB cũng lồng ghép hát ca trù vào các buổi nói chuyện chuyên đề của nhà trường.

Nhiều câu ngon trích trong tập lời thơ ông đính kèm tham luận: Đầy đĩa ốc nhồi ăn những bổ/ Cả tô cua gạch chén càng ngon (bài Riêu cua, bún ốc), Thong thả húp quanh ngồi ngẫm nghĩ/ Thòm thèm vét sạch tựa suy tư  (Cháo lòng), Phở đích thị ban đầu đâu cần mì chính/ Phở ngon lành, bổ rẻ, người khó tính cũng ăn (Tôi yêu phở)...

“Tất cả thơ, nghệ sĩ hát đã sẵn sàng. Nhà hàng cũng sẵn sàng. CLB (Lạc Việt) hiện chia thành nhiều nhóm nhỏ thường đến hát mừng thượng thọ, sinh nhật, họp mặt tại tư gia và cả nhà hàng” - TS Nhã cho hay.

TS Lê Văn Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc, khẳng định, một trong những nguy cơ ca trù đang phải đối mặt là vấn đề nghệ nhân, hầu hết tuổi cao sức yếu mà chưa truyền dạy hết bài bản, vốn liếng cho thế hệ sau. “Chính sách hỗ trợ đời sống của nghệ nhân lão thành cần đặt ra, vì hiện chỉ còn 12 cụ.

Năm 2004, 21 nghệ nhân được phát hiện,  thì đến 2008, bốn vị qua đời, năm vị quá yếu không thể truyền dạy được. Cần khẩn trương tổ chức các lớp truyền dạy ca trù chuyên sâu bên cạnh các lớp phổ cập tại các tỉnh thành có nghệ thuật này”.

Để tiến hành kiểm kê, Viện Âm nhạc đưa ra sáu loại biểu mẫu liên quan đến các hoạt động, hiện vật khác nhau trong ca trù. Năm ngoái, một hội nghị và lớp tập huấn toàn quốc được tổ chức cho cán bộ văn hóa của các địa phương có ca trù: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, TPHCM.

Ca trù và hát thơ ẩm thực truyền thống Phúc Lộc Thọ có thể đem đến từng nhà nếu được yêu cầu. Giá mỗi phần ăn từ 50.000đồng đến 100.000đồng.

Tham luận của TS Nguyễn Nhã

Kết quả cho hay toàn quốc có hơn 750 người đang đàn, hát và múa ca trù. Nhưng hầu hết trong hơn 500 đào nương chỉ biết hát từ 1-5 làn điệu. Trong khi ca trù hiện còn khoảng 30 làn điệu. Tư liệu Viện Âm nhạc còn giữ được 42 làn điệu.

Nhân sự kiện vừa qua, trường ĐHDL Nguyễn Trãi ở Hà Nội tổ chức một đêm ca trù gây quỹ. Ông Phạm Sanh Châu- Tổng Thư ký UNESCO Việt Nam, nói tới việc thành lập một quỹ cho ca trù.

 Ông cho hay sẽ kết hợp với Bộ VHTT&DL  khen thưởng các nghệ nhân hoạt động trong các loại hình nghệ thuật được UNESCO phong tặng. Ông Châu cũng cho biết, UNESCO vừa có ý kiến về việc thương hiệu và logo của mình bị lạm dụng ở một số nước, trong đó có Việt Nam.

Ông nói: “CLB nào mượn danh UNESCO phải làm thủ tục xin phép chúng tôi, chúng tôi xin phép trụ sở UNESCO ở Paris và bên đó có văn bản đồng ý thì mới được phép sử dụng”.

Qua kiểm kê ca trù, bà Hồ Thị Hồng Dung, cán bộ Viện Âm nhạc, nói: “Hy vọng sẽ có những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện danh mục các thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam trong tương lai. Tổ chức kiểm kê định kỳ là việc làm cần thiết để giúp đánh giá được sức sống của mỗi thể loại âm nhạc”.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.