Tạm ngưng cấp phép, khảo sát lại trữ lượng cát

Tạm ngưng cấp phép, khảo sát lại trữ lượng cát
TP -  Sau khi Tiền Phong đăng tải bài “Móc ruột sông Hậu”, ngày 8/7, UBND TP Cần Thơ tổ chức cuộc họp đánh giá lại tình hình khai thác cát trên sông Hậu.

>> 'Móc ruột' sông Hậu

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu nghiêm khắc chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trên sông Hậu, Sở TN&MT phải tạm ngưng cấp phép, khảo sát lại trữ lượng cát sông Hậu, đồng thời, phải rà soát lại các giấy phép khai thác đã cấp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và báo cáo UBNDTP.

Trả lời câu hỏi của Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về việc các đơn vị được cấp phép khai thác cát như thế nào và khối lượng bao nhiêu, đại diện Sở TN&MT thừa nhận không nắm được.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở, cho biết, trong số các doanh nghiệp được cấp phép, chỉ có bảy doanh nghiệp thực sự khai thác. Việc các doanh nghiệp bán lại quyền được khai thác xảy ra tràn lan.

Theo thống kê chính thức của Sở TN&MT, Cần Thơ hiện có 10 mỏ cát với trữ lượng trên 25 triệu m3.

Ông Hồng cũng cho biết, hiện có trên 100 phương tiện khai thác cát trên sông Hậu, gây nguy cơ sạt lở cho các cù lao trên sông Hậu như Cồn Khương, cồn Tân Lộc.

Tuy nhiên, do thiếu cán bộ và kinh phí, sở chỉ tổ chức thanh, kiểm tra mỗi năm 3-4 lần.

Trong khi đó, thượng tá Lê Thanh Sơn, Phòng CSGT Đường thủy, Công an Cần Thơ, cho hay: “Việc mua bán cát được tổ chức công khai tại nhiều nơi. Mỗi ngày có không dưới 20 tàu nuớc ngoài trọng tải hàng ngàn tấn nêm đầy cát rời sông Hậu..."

"Ở trong nước, chỉ riêng tỉnh Hải Dương đã có 85 tàu trọng tải từ 400 đến 1.500 tấn thường xuyên túc trực mua cát tại sông Hậu, ngoài ra còn rất nhiều tàu của các tỉnh thành Nam Định, Đà Nẵng, Bình Thuận”… 

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.